Dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi thận là các cơn đau, thế nhưng bạn cũng có thể nhầm với đau do đường tiêu hóa như tắc ruột, viêm ruột thừa, viêm túi thừa đại tràng,… Vậy vị trí đau sỏi thận ở đâu và như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sỏi thận có thể gây ra triệu chứng đau đớn khó chịu. Mức độ đau của người bệnh sỏi thận tùy thuộc vào kích thước sỏi, vị trí hình thành sỏi và tình trạng của sỏi.
Có người không cảm thấy đau đớn gì, có người đau âm ỉ, cũng có người đau dữ dội, quặn thắt từng cơn.
Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng hố thắt lưng lan xuống bụng, bẹn mặt trong đùi và các vị trí lân cận. Nếu người bệnh bị sỏi ở cả hai bên thận thì có thể bị đau cả hai bên.
Khi sỏi thận xuất hiện, đường tiết niệu bị kích thích dẫn tới tình trạng co thắt, bóp chặt làm tắc đường tiết niệu. Đường dẫn nước tiểu bị tắc, nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên vùng bể thận và dẫn đến những cơn đau do sỏi thận.
Điển hình nhất là cơn đau quặn thận, xảy ra do sỏi vào niệu quản gây tắc nghẽn dòng nước tiểu. Cơn đau quặn thận được mô tả:
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau thường do viên sỏi cản trở đường dẫn nước tiểu, tăng áp lực lên bể thận. Tuy ống thận không có các dây thần kinh cảm giác đau nhưng mô xung quanh ống thận lại chứa nhiều dây thần kinh. Khi ống thận giãn ra, chèn ép lên các mô, kích thích dây thần kinh cảm giác đau truyền tín hiệu tới não bộ.
Đồng thời, viên sỏi khi tắc nghẽn gây cọ sát vào niêm mạc thận và làm tổn thương niêm mạc, viêm niêm mạc dẫn tới các cơn đau. Nếu sỏi di chuyển xuống niệu quản - vị trí có đường kính hẹp chỉ khoảng 5mm cũng có thể gây đau.
Các cơn đau sẽ có đặc điểm khác nhau tùy vào trạng thái sỏi của mỗi người:
Trên thực tế, cơn đau sỏi thận thường dễ bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa cấp tính, các bệnh đường tiêu hoá như đau quặn gan do sỏi đường mật, cơn đau dạ dày,… Do đó, khi có những cơn đau quặn vùng lưng, bạn nên đi khám để kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.