Thiểu sản men răng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, với cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể điều trị được. Những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và chăm sóc răng miệng khi bị thiểu sản men răng sẽ lần lượt được giải đáp ngay sau đây.
Men răng có tác dụng như lớp vỏ ngoài cùng, giúp bảo vệ những phần phía trong của răng (ngà răng, tủy răng) khỏi bị hư hại bởi các tác động bên ngoài (nhiệt độ, vi khuẩn,...).
Men răng là chất cứng nhất trong cơ thể con người (thậm chí cứng hơn cả xương), dù vậy ngay cả khi bạn có lớp men răng hoàn chỉnh, khỏe mạnh, các loại vi khuẩn, mảng bám thức ăn và axit trong miệng vẫn có thể làm hỏng men răng và răng nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
Thiểu sản men răng là sự hình thành không đầy đủ hoặc bị lỗi cấu trúc khung protein trong giai đoạn hình thành phôi thai của răng, dẫn tới thiếu hụt về số lượng men răng. Điều này sẽ khiến lớp men răng trở nên mỏng hơn, dẫn đến răng dễ bị tổn thương hơn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu sản men răng mà số lượng răng bị ảnh hưởng sẽ khác nhau. Trong hàm răng của một người có thể có cả những chiếc răng có ít men răng, một số răng không có men răng và còn lại là răng khỏe mạnh bình thường.
Do vậy, các dấu hiệu và triệu chứng của chứng thiểu sản men răng có thể xuất hiện trên một hoặc nhiều răng, bao gồm:
Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể gây nên tình trạng thiểu sản men răng, bao gồm các yếu tố về di truyền và những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài.
Các bệnh rối loạn di truyền gây thiểu sản men răng bao gồm:
Các yếu tố môi trường có thể tác động gây thiểu sản men răng cả trong thời kỳ mang thai cho đến khi một đứa trẻ được sinh ra. Với người lớn, quá trình sinh sống hằng ngày, thói quen sinh hoạt, ăn uống không đúng vẫn có thể khiến chúng ta mắc chứng thiểu sản men răng:
Với những trường hợp thiểu sản men răng nhẹ, chăm sóc vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày sẽ giúp bảo vệ răng khỏi những vấn đề như sâu răng hay mòn răng.
Tùy theo tình trạng răng hiện tại của mỗi người, sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ đánh giá nguy cơ hay mức độ tổn thương men răng và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp.
Những phương pháp điều trị này sẽ có tác dụng giúp củng cố sự chắc chắn của răng và lấy lại tính thẩm mỹ cho răng:
Nếu thiểu sản men răng không được chẩn đoán và điều trị hợp lý, nó có thể khiến răng ngày càng yếu đi và dẫn đến răng dễ bị sâu do:
Ngoài ra, răng bị thiểu sản men sẽ có màu ố vàng hay nâu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, gây mất tự tin cho người bệnh, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Điều quan trọng nhất để duy trì sức khỏe của răng là cần chăm sóc răng miệng hàng ngày. Đặc biệt là với chứng thiểu sản men răng, men răng mỏng, yếu không thể bảo vệ răng tốt, các vấn đề ăn uống hay làm sạch răng càng cần được chú ý nhiều hơn:
Trên đây là những thông tin về chứng thiểu sản men răng mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của độc giả về tình trạng thiểu sản men răng này.