Những điều cần biết về chăm sóc và điều trị tiền sản giật
Những điều cần biết về chăm sóc và điều trị tiền sản giật
Những điều cần biết về chăm sóc và điều trị tiền sản giật - Ảnh: BookingCare

Những điều cần biết về chăm sóc và điều trị tiền sản giật

Tác giả: - Xuất bản: 02/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 13/11/2023
Hầu hết những người phát hiện và được điều trị sớm tiền sản giật đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Nội dung bài viết dưới đây sẽ nói về những điều cần biết về chăm sóc và điều trị tiền sản giật.

Tiền sản giật có thể là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, phụ nữ mang thai bị tiền sản giật cần được theo dõi chặt chẽ về hỗ trợ vững chắc để giúp bạn và con bạn được an toàn.

Đi khám thai và kiểm tra các chỉ số huyết áp, chỉ số máu, nước tiểu thường xuyên là điều bạn cần thực hiện. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng của mình tại nhà, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện để được chăm sóc tốt hơn.

Điều trị và chăm sóc tiền sản giật

Điều trị và chăm sóc tiền sản giật được chia thành 3 phương pháp chính là:

1. Sinh con

Để điều trị triệt để cho bệnh lý tiền sản giật nặng phải chấm dứt thai kỳ. Tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà có thể cho sinh thường hay can thiệp thủ thuật.

Nếu cổ tử cung thuận lợi và sinh đường âm đạo nhanh có khả thi, thì truyền tĩnh mạch oxytocin pha loãng để đẩy nhanh cơn chuyển dạ, kết hợp bấm ối khi đang chuyển dạ. Nếu cổ tử cung không thuận lợi và sinh đường âm đạo nhanh là không thể chuyển mổ lấy thai. Tuy nhiên trường hợp phải chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ là rất hiếm.

Tùy theo tuổi thai : cố gắng trì hoãn sinh, điều trị trưởng kích thích trưởng thành phổi của thai. Nhập viện, chấm dứt thai kỳ trong các trường hợp sau:

  • Thai ≥ 37 tuần
  • Nghi nhau bong non 

2. Nằm viện theo dõi

Hầu hết các bệnh nhân bị tiền sản giật mà không có biểu hiện nặng trước 37 tuần tuổi thai đều được nhập viện để theo dõi, ít nhất là trong giai đoạn đầu.

Nếu tình trạng bà mẹ và thai nhi ổn định, có thể điều trị ngoại trú; nó bao gồm hoạt động được điều chỉnh (nghỉ ngơi điều chỉnh), đo huyết áp, theo dõi trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm thai nhi không gắng sức và thăm khám bác sĩ ít nhất một lần một tuần.

Nếu chưa thấy triệu chứng tiền sản giật có các đặc điểm nặng, thì việc sinh nở có thể xảy ra ở 37 tuần.

Theo dõi tình trạng

Tất cả các bệnh nhân tiền sản giật nhập viện được đánh giá thường xuyên để theo dõi cơn  co giật, tiền sản giật với các biểu hiện nặng và chảy máu âm đạo. Huyết áp, phản xạ và tình trạng tim thai (bằng xét nghiệm không căng thẳng hoặc hồ sơ sinh lý) cũng được kiểm tra. Số lượng tiểu cầu, creatinin huyết thanh và men gan huyết thanh được đo thường xuyên cho đến khi ổn định, sau đó ít nhất là hàng tuần.

Bệnh nhân ngoại trú thường được bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa về bà mẹ và thai nhi theo dõi và đánh giá ít nhất mỗi tuần một lần bằng các xét nghiệm giống như bệnh nhân nội trú. Đánh giá thường xuyên hơn nếu chẩn đoán tiền sản giật với các đặc điểm nặng hoặc nếu tuổi thai < 34 tuần.

3. Sử dụng Magnesium sulfate ngăn ngừa co giật

Ngay khi phát hiện tiền sản giật nặng kèm nhức đầu, rối loạn về thần kinh, để phòng ngừa cơn co giật trong khi chờ đợi lấy thay ra. Magnesium sulfate được cho dùng trong 12 đến 24 giờ sau khi sinh. 

  • Sau cơn co giật, để tránh tái phát trong khi chờ đợi lấy thai ra
  • Được điều đề nghị để điều trị ngay tức thì cơn co giật
  • Các bệnh nhân có bệnh lý về cơ là chống chỉ định với điều trị Magnesium sulfat
  • Thận trọng với các bệnh nhân suy thận.

Liệu những bệnh nhân bị tiền sản giật mà không có các biểu hiện nghiêm trọng có luôn cần dùng magie sulfat trước khi sinh hay không vẫn còn nhiều tranh cãi.

Magnesium sulfate đường tĩnh mạch có thể gây ngủ lịm, giảm trương lực và suy hô hấp thoáng qua ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh là không phổ biến.

Điều trị hỗ trợ

Trong trường hợp bệnh nhân có giảm thể tích máu, thiểu niệu cân nhắc bù dịch bằng Ringer lactate. Việc bù dịch một cách hệ thống không được khuyến cáo vi không có chứng minh cho thấy cải thiện tiên lượng mẹ hoặc sơ sinh và có thể gây ra phù phổi cấp chỉ định albumine nếu albumin máu < 20mg/l.

Nếu cơn co giật xảy ra cả khi đã dùng liệu pháp magiê, diazepam hoặc lorazepam có thể được tiêm tĩnh mạch để cắt cơn giật và hydralazine hoặc labetalol đường tĩnh mạch được dùng với liều điều chỉnh để làm giảm huyết áp.

Tiền sản giật đe dọa lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và sự an toàn của thai nhi. Vì vậy, có hiểu biết về chăm sóc và điều trị tiền sản giật sẽ giúp ngăn ngừa, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết