Những điều cần biết về viêm gan C cấp tính
Những điều cần biết về viêm gan C cấp tính - Ảnh: BookingCare
Những điều cần biết về viêm gan C cấp tính - Ảnh: BookingCare

Những điều cần biết về viêm gan C cấp tính

Tác giả: - Xuất bản: 08/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
Trong bài viết dưới đây từ BookingCare sẽ đề cập những điều cần biết về viêm gan C cấp tính, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách phòng tránh bệnh. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa tốt hơn và đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Viêm gan C cấp tính khá phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Đây là một loại viêm gan do virus C gây ra, có thể lan truyền qua tiếp xúc với máu nhiễm virus hoặc qua đường tình dục. Viêm gan C cấp tính có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. 

Viêm gan C cấp tính là gì?

Viêm gan C là một bệnh viêm gan do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Đây là một trong những bệnh viêm gan nguy hiểm và phổ biến nhất trên toàn thế giới. Viêm gan C có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Dựa vào thời gian phát triển bệnh mà các chuyên gia y tế phân loại thành viêm gan cấp tính và viêm gan mãn tính. Trong đó, viêm gan cấp tính là trường hợp bệnh chỉ kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng, tùy thuộc vào thể trạng của từng người bệnh. 

Viêm gan C cấp tính có thể chuyển thành viêm gan C mạn tính (bệnh kéo dài trên 6 tháng) nếu không được điều trị đúng cách. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và suy gan.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 71 triệu người trên toàn thế giới mắc viêm gan C cấp tính. Mỗi năm, có khoảng 399.000 người chết vì viêm gan C hoặc các biến chứng liên quan.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan cấp tính

Một số tác nhân và nguyên nhân khiến bệnh viêm gan cấp tính phát triển có thể kể đến như:

  • Virus và siêu vi: Virus viêm gan A, B, C, D, E cùng với các siêu vi CMV, EBV có thể tấn công vào cơ thể và gây tổn thương gan, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm gan cấp tính.
  • Rượu bia: Sử dụng rượu bia quá liều lượng có thể làm gan bị viêm nhiễm. Lạm dụng rượu bia trong thời gian dài có thể gây rối loạn chức năng gan, phá hủy tế bào gan và xơ hóa gan. Đặc biệt, sử dụng quá 80g rượu/ngày ở nam giới và quá 60g/ngày ở nữ trong 10 năm có nguy cơ xơ gan và ung thư gan cao.
  • Sử dụng thuốc không theo chỉ định: Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau... khi không có chỉ định của bác sĩ có thể làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và giải độc của gan, gây tổn thương gan.
  • Vi khuẩn và kí sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng như ký sinh trùng sốt rét P. Falciparum trong giai đoạn ký sinh có thể gây tổn thương gan. Bên cạnh đó, vi khuẩn và kí sinh trùng có trong thịt cá, rau sống, tiết canh cũng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Triệu chứng biểu hiện viêm gan C cấp tính

Hầu hết những người mắc bệnh viêm gan C cấp tính không phát triển triệu chứng trong những tuần đầu tiên sau khi nhiễm virus. Tuy nhiên, có thể mất từ hai tuần đến sáu tháng để xuất hiện triệu chứng.

Khi triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm:

  • Vàng mắt: Viêm gan cấp tính có thể gây tình trạng ứ sắc tố mật trong máu, dẫn đến hiện tượng vàng mắt.
  • Chán ăn, mất ngủ: Người bị viêm gan cấp tính thường có nhu cầu ăn uống giảm, đặc biệt khi tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và protein. Họ cũng thường gặp khó ngủ, cảm thấy mệt mỏi và suy giảm sức đề kháng.
  • Mẩn ngứa: Gan bị tổn thương khiến chức năng giải độc và chuyển hóa chất độc giảm, dẫn đến da mẩn ngứa và nổi mề đay.
  • Nước tiểu có màu vàng: Khi gan bị tổn thương, nước tiểu có thể chứa bilirubin, chất dạng dịch mật, làm cho nước tiểu có màu vàng.

Ngoài ra, bệnh viêm gan cấp tính còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như đau đầu, khó tiêu. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ Tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh

Viêm gan C cấp tính có thể cần điều trị bằng cách sử dung thuốc kháng vi-rút tác động trực tiếp (DAA) nhằm giảm khả năng bệnh phát triển thành mạn tính, đồng thời, ngăn ngừa sự lây truyền của virus. 

Một số các loại thuốc kháng vi-rút thường dùng như loại thuốc kháng vi-rút như Sofosbuvir, Ledipasvir, Daclatasvir, Elbasvir, Grazoprevir, Velpatasvir. Các loại thuốc này được dùng phối hợp theo phác đồ định kiểu gen và thời gian điều trị thường kéo dài từ 12 đến 24 tuần tùy thuộc vào loại gen và khả năng đáp ứng của cơ thể.

Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm gan C cấp tính có thể được ngăn ngừa bằng cách áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tăng cường bổ sung protein: Bổ sung đủ lượng protein giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị. Đối với người mắc viêm gan C cấp tính, cần bổ sung 2g protein cho mỗi kg thể trọng hàng ngày.
  • Cung cấp đủ đường: Việc bổ sung đường trong lượng vừa đủ giúp cơ thể duy trì năng lượng và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, không nên bổ sung quá nhiều đường để tránh dư thừa và gây hại cho sức khỏe.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin: Việc bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau, củ, quả tươi giúp gan hoạt động tốt hơn và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia: Việc sử dụng rượu bia vượt quá hàm lượng cho phép sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm gan C và làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của gan và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Ngoài ra, việc tiêm phòng vaccine viêm gan cũng là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus viêm gan C.

Việc hiểu rõ về viêm gan C cấp tính và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc viêm gan C cấp tính, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế để có sự can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết