Những điều cần biết về xét nghiệm TIBC khả năng gắn sắt toàn phần
xet-nghiem-tibc
Xét nghiệm TIBC thể hiện khả năng gắn kết sắt với các tế bào máu - ảnh: BookingCare

Những điều cần biết về xét nghiệm TIBC khả năng gắn sắt toàn phần

Tác giả: - Xuất bản: 14/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
Xét nghiệm TIBC là một xét nghiệm quan trọng trong việc đánh giá khả năng vận chuyển sắt của cơ thể. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Xét nghiệm TIBC (Total Iron-Binding Capacity) là một xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý liên quan đến sắt. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về TIBC trong việc giúp phát hiện sớm các vấn đề về sắt trong cơ thể.

Xét nghiệm TIBC là gì?

Xét nghiệm TIBC (tiếng Anh: Total Iron-Binding Capacity) là xét nghiệm máu đo lường khả năng máu gắn kết hàm lượng sắt trong cơ thể. Đơn giản hơn, xét nghiệm này cho biết có bao nhiêu Transferrin trong máu đang liên kết với sắt, từ đó có thể đánh giá hoạt động của sắt trong cơ thể.

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm TIBC

Xét nghiệm TIBC có ý nghĩa quan trọng đánh giá lượng sắt khả năng vận chuyển sắt của máu. Xét nghiệm là một căn cứ cần thiết trong việc đo lường lượng sắt trong máu đang quá nhiều hay quá ít.

Tổng khả năng liên kết sắt TIBC là một xét nghiệm được dùng làm căn cứ chẩn đoán các vấn đề như thiếu sắt trong máu và các rối loạn trong quá trình chuyển hóa sắt. Xét nghiệm cũng có thể giúp phân biệt các nguyên nhân gây thiếu máu khác nhau.

Triệu chứng cần thực hiện xét nghiệm TIBC

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm TIBC nếu nghi ngờ bệnh nhân đang thiếu hoặc có quá nhiều sắt trong máu thông qua một số dấu hiệu nhận biết:

Các triệu chứng thiếu sắt:

  • Mệt mỏi, cảm thấy mất sức.
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.
  • Cơ thể thường cảm thấy lạnh, thân nhiệt thấp.
  • Màu da nhợt nhạt.
  • Sưng nướu, lợi, loét miệng, lưỡi.
  • Giảm khả năng tập trung học tập, làm việc.
  • Trẻ có dấu hiệu chậm phát triển.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Các triệu chứng quá nhiều sắt:

  • Đau khớp.
  • Đau bụng.
  • Mệt mỏi, cảm thấy mất sức.
  • Sạm da hoặc thay đổi sắc tố da.
  • Suy giảm sinh lý.

Cách đọc kết quả xét nghiệm TIBC

Kết quả xét nghiệm TIBC có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tiền sử bệnh lý và các lý do khác. Thông thường, chỉ số TIBC được được đo bằng đơn vị microgam trên decilit (mcg/dL). Chỉ số TIBC bình thường ở người trưởng thành dao động quanh ngưỡng từ 250 đến 450 mcg/dL đối với nam và nữ.

  • Nếu kết quả xét nghiệm TIBC thấp hơn ngưỡng đề xuất, có nghĩa là cơ thể không có sẵn nhiều Transferrin để liên kết với sắt, người làm xét nghiệm có thể đang thiếu máu do thừa sắt. 
  • Nếu giá trị TIBC cao hơn ngưỡng đề xuất, rất có thể người làm xét nghiệm đang có  lượng Transferin tự do cao, lượng sắt trong cơ thể ít, không đủ gắn vào Transferrin để vận chuyển tới các cơ quan. Người bệnh có thể đang mắc triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm TIBC

Có nhiều yếu tố nhất định ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này, trong đó có thể kể đến một số lý do như:

  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc aspirin, các loại thuốc giảm đau.
  • Một số loại thuốc hóa trị.
  • Các loại thuốc nội tiết chứa estrogen hoặc testosterone.
  • Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc kỳ kinh nguyệt.
  • Các bệnh mãn tính, nhiễm trùng, ngộ độc…

Một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm TIBC

Trước khi thực hiện xét nghiệm TIBC, người kiểm tra có thể lưu ý một số điều sau:

  • Thực hiện nhịn ăn trước xét nghiệm từ 8 đến 12 giờ, tránh dùng chất kích thích, chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm.
  • Thực hiện sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe cho kỳ kiểm tra.
  • Nếu đang sử dụng thuốc hoặc các dạng thực phẩm chức năng bất kỳ, người làm kiểm tra cần cung cấp thông tin về các loại thuốc này cho bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng hoặc ngừng thuốc trước xét nghiệm.

Xét nghiệm TIBC (Total Iron-Binding Capacity) có ý nghĩa quan trọng giúp đánh giá khả năng gắn kết sắt trong máu. Chỉ số TIBC cung cấp thông tin và hỗ trợ phát hiện sớm các vấn đề thiếu máu thiếu sắt và các bệnh lý liên quan. Việc thực hiện xét nghiệm định kỳ giúp bạn đọc có căn cứ để điều chỉnh sinh hoạt hợp lý để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết