Những lưu ý phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 cần biết

Tác giả: - Xuất bản: 04/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
phong-tranh-liet-day-than-kinh-so-7
Phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 là cần thiết để bảo vệ chức năng vận động của các cơ, đặc biệt là cơ mặt - ảnh: BookingCare
Phòng tránh liệt dây thần kinh số VII là một vấn đề quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh lý. Việc trang bị các kiến thức phòng ngừa bệnh lý giúp bạn đọc hạn chế mắc bệnh và duy trì trạng thái sức khỏe và tính thẩm mỹ trên khuôn mặt.

Dây thần kinh số VII (hay dây thần kinh mặt) là dây thần kinh sọ não chi phối hoạt động các cơ của mặt và một số chức năng cảm giác khác. Việc phòng tránh liệt dây thần kinh số VII là cần thiết để bảo vệ chức năng vận động, đảm bảo mọi người có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Các phương pháp phòng tránh liệt dây thần kinh số 7

Các biện pháp để phòng tránh gây tổn thương thần kinh số VII xuất phát từ việc phòng tránh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh đã liệt kê ở trên. Cụ thể, bạn đọc có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp hạn chế nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc liệt mặt.

Điều trị các bệnh lý nền

Liệt dây thần kinh số VII liên quan đến một số bệnh lý như đột quỵ, huyết áp,... Vì vậy, trường hợp mắc các bệnh lý nền có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như: 

  • Kiểm soát ổn định chỉ số lipid máu, cholesterol, huyết áp, lượng đường trong máu và cân nặng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm bổ sung kê đơn.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá,...
  • Luyện tập thể dục đều đặn, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và trái cây và rau quả tươi để giữ đường huyết ổn định.

Điều chỉnh sinh hoạt

Với những đối tượng chưa mắc tình trạng liệt dây thần kinh số VII trước đây, việc duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý là yếu tố quan trọng để phòng tránh nguy cơ liệt dây thần kinh số 7.

  • Đảm bảo môi trường, nhiệt độ ổn định, tránh gió lùa, khí lạnh vào phòng dẫn đến nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió.
  • Phòng tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng: tuân thủ những biện pháp kiểm soát nhiễm trùng như: giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh viêm nhiễm nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm dây thần kinh.
  • Kiểm soát căng thẳng tâm lý, stress: tìm hiểu cách quản lý và phân phối công việc hợp lý với thời gian nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực tâm lý lớn và kéo dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sức khỏe tổng thể.
  • Bảo vệ an toàn khi tham gia các hoạt động hàng ngày: tuân thủ các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông, các hoạt động thể thao (đua ngựa, đua xe…) hoặc trò chơi mạo hiểm (leo núi, thả dù…) để phòng tránh tai nạn chấn thương đầu dẫn đến liệt mặt.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: xây dựng chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, bổ sung các loại hoa quả, hạt ngũ cốc, thực phẩm giàu omega, luyện tập thể chất phù hợp đều đặn và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.

Bạn đọc cần thực hiện kết hợp các biện pháp để phòng ngừa liệt dây thần kinh số VII. Việc duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ và kiểm soát bệnh lý nền giúp hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến tổn thương dây thần kinh số VII nhằm bảo đảm duy trì hoạt động và chất lượng cuộc sống ổn định.