Nám da thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Đây là tình trạng khó điều trị và cần nhiều thời gian để cải thiện. Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, bạn cần tìm hiểu kỹ càng để có phương pháp điều trị và chăm sóc nám da phù hợp.
Bệnh nám da gây ra các mảng da tối màu, khu vực bị nám da có màu đậm hơn màu da bình thường. Mặc dù sự thay đổi sắc tố da này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nó dễ khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin về làn da của mình. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nám da thường gặp:
Hormone đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích thúc đẩy tình trạng sạm nám phát triển. Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi hormone là:
Nếu bị các vấn đề tuyến giáp có thể tăng nguy cơ bị nám lên đến 4 lần. Cơ chế gây nám của các hormone tuyến giáp hiện vẫn chưa rõ ràng, một số báo báo cho là có liên quan tới tình trạng cường giáp.
Nguyên nhân có thể do hai hormone ACTH và MSH kích hoạt các thụ thể Melanocortin trong tế bào hắc tố, từ đó hình thành hắc sắc tố trên da.
Tia cực tím (tia UV) trong ánh sáng mặt trời làm oxy hoá lipid ở tế bào đáy, giải phóng ra các gốc tự do, từ đó kích thích các tế bào hắc tố sản xuất dư thừa Melanin. Đó cũng là lý do vì sao mùa hè da dễ bị sạm đen vì ánh sáng mạnh, chỉ số tia cực tím cao.
Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng thời gian từ sau 8h sáng đến 16h chiều, khi ra ngoài trời cần có kem chống nắng và mũ,áo dài tay có khả năng chống tia UV để bảo vệ da, tránh nám da.
Nám da có thể ảnh hưởng bởi gen. Da sạm nám cũng có tính di truyền nếu tiền sử gia đình có người bị nám. Khoảng 33-50% số người bị nám cho biết có người trong gia đình mắc phải tình trạng này.
Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố có thể góp phần gây nên tình trạng sạm da, các vết nám trên mặt và các bộ phận khác như:
Ánh sáng từ màn hình LED như tivi, máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, đèn LED…
Thường xuyên ra ngoài nắng không bôi kem chống nắng và che chắn kỹ càng sẽ tạo điều kiện cho tia cực tím từ ánh sáng mặt trời gây hại cho làn da
Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách có thể gây ra dị ứng da, nổi mụn hay nhiễm độc da từ đó làm cho tình trạng da sạm nám và xấu đi. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng da khiến da bị mỏng đi, dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân ở môi trường bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm…
Dùng xà phòng, sữa rửa mặt, sản phẩm chăm sóc da có hương liệu có thể gây ra hoặc làm nặng hơn tình trạng nám
Dùng thuốc chống co giật, chẳng hạn như thuốc chống động kinh Clobazam
Sử dụng các loại thuốc khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, gồm một số thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu, retinoids, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần…
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nám da, bạn cần xác định được nguyên nhân gây nám da của mình là gì để tìm ra phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Chúc bạn có một làn da sáng mịn và khỏe mạnh.