Những nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh là gì?

Tác giả: - Xuất bản: 23/09/2023 - Cập nhật lần cuối: 19/12/2024
Nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh
Nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh - Ảnh: BookingCare
Suy nhược thần kinh là một bệnh về tâm lý khá phổ biến hiện nay, nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân cụ thể và có hướng khắc phục thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tinh thần của bạn.

Suy nhược thần kinh (hay còn gọi là hội chứng Da Costa) là căn bệnh thường gặp, triệu chứng suy nhược thần kinh tương tự như bệnh tim. Đặc biệt, những người thường xuyên bị căng thẳng, stress, hay lo âu, dễ xúc động nổi nóng, rối loạn giấc ngủ… sẽ rất dễ bị suy nhược thần kinh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự rối chức năng của hệ thần kinh thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phục hồi, tái tạo các cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra suy nhược thần kinh thường do những yếu tố gây chấn thương tinh thần của người mắc bệnh, bao gồm:

1. Stress - Căng thẳng quá độ

Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài (do gặp bế tắc thất bại trong công việc, học tập, làm việc quá sức, mâu thuẫn gia đình và các mối quan hệ, áp lực tài chính, kìm nén quá mức...) khiến cơ thể và tinh thần bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ bị kích thích là nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh.

2. Mất ngủ kéo dài

Giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không đủ giấc, dễ bị giật mình tỉnh giấc khi ngủ khiến não bộ căng thẳng, đau đầu gây ảnh hưởng đến tâm lý cảm xúc, khả năng suy nghĩ dẫn đến suy nhược thần kinh.

3. Lối sống thiếu khoa học

Những người có lối sống buông thả thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất gây nghiện… cũng dễ bị suy nhược thần kinh.

4. Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Ăn uống không đủ chất khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ để cung cấp cho các hoạt động của cơ quan, đặc biệt là não bộ dẫn đến thiếu máu lên não, không tổng hợp đủ chất dẫn truyền thần kinh serotonin cho hoạt động của não bộ gây suy nhược thần kinh. 

Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh. Đây là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động thần kinh, tâm trạng và hành vi xã hội.

Trên lâm sàng, sự thiếu hụt serotonin là nguyên nhân có liên quan đến những rối loạn tâm thần, thần kinh (giấc ngủ, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi, tâm trạng lo âu, vui, buồn…)

5. Chịu cú sốc tâm lý mạnh

Sang chấn tâm lý với cường độ mạnh vượt quá ngưỡng chịu đựng của một người hoặc kéo dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy nhược thần kinh. 

6. Tác động của môi trường bên ngoài

Một số tác động từ môi trường bên ngoài như: ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, điều kiện sống không đảm bảo, môi trường làm việc và học tập căng thẳng, các mối quan hệ không lành mạnh,...

7. Mắc một số bệnh lý

Khi bị mắc một số bệnh lý như chấn thương sọ não, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, viêm loét dạ dày…khiến cơ thể mệt mỏi, lo âu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?

Suy nhược thần kinh có thể tự khỏi, nếu bạn phát hiện sớm khi bệnh đang ở mức độ nhẹ và biết rõ nguyên nhân gây bệnh để điều chỉnh thay đổi lối sống lành mạnh thì bệnh sẽ dần dần thuyên giảm.

Nhưng khi tình trạng đã đến giai đoạn nghiêm trọng, liên tục kéo dài thì bạn cần nhanh chóng đến thăm khám tại những bệnh viện uy tín để được các bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống.

Hơn nữa, tuy suy nhược thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và kiểm soát tốt nó sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài đến sức khỏe và tinh thần của người mắc, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm.

Bài viết trên đây chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược cơ thể mà bạn cần nên lưu ý. Hãy chú ý hơn đến chăm sóc và bảo vệ sức sức khỏe của mình để phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết