Sự xuất hiện của hạch ở cổ mang lại nỗi lo lắng cho nhiều người, vì đa số chúng ta thường không biết nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch cổ. Cùng BookingCare giảm bớt nỗi lo đó qua những thông tin hữu ích về nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong cơ thể mỗi chúng ta có khoảng 500-600 hạch bạch huyết, chúng nằm rải rác khắp cơ thể trên đường đi của mạch bạch huyết và thường tập trung thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Hạch vùng cổ là tập hợp nhóm hạch nằm ở vùng cổ dọc trên đường đi của hệ thống bạch huyết.
Hạch được coi như “người gác cổng” của hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể, khi các tác nhân như virus, vi khuẩn… tấn công cơ thể, hệ bạch huyết sẽ đưa đến các hạch, hạch bạch huyết có các tế bào miễn dịch chuyên biệt để thu giữ và tiêu diệt các kẻ xâm nhập. Đồng thời sản xuất các kháng thể theo hệ tĩnh mạch và đưa vào hệ tuần hoàn máu.
Thông thường những hạch này có kích thước nhỏ, trong một số trường hợp chúng trở nên sưng to có thể sờ thấy được. Hạch cổ chịu trách nhiệm chính ở vùng đầu mặt cổ. Khi có vấn đề tại vùng đầu mặt cổ và các cơ quan kế cận, có thể thấy hạch vùng cổ tăng chức năng, khi đó hạch cổ có thể nổi lên, và sờ thấy được dễ dàng.
Đặc điểm: hạch có nhiều hình dáng như hạt đậu, hình trong, bầu dục, mềm hoặc cứng, di động hay bám dính chắc, đặc điểm thay đổi tuỳ vào nguyên nhân gây nên nổi hạch cổ. Vị trí nổi hạch có thể là sau tai, dưới hàm, dọc cơ ức đòn chũm.
Hạch cổ có kích thước tương đối nhỏ, bình thường ít khi sờ thấy được. Khi hạch cổ sưng to, nổi lên, đó có thể do một số vấn đề sau:
Ngay khi không chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch cổ, chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Nổi hạch vùng cổ có thể chỉ là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm vùng mũi xoang, viêm loét amidan, viêm họng, viêm vùng răng miệng, viêm loét lớp lót của miệng, viêm tuyến nước bọt hoặc viêm đặc hiệu do lao, giang mai… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một khối u ác tính. Hạch di căn đến từ khối ung thư như vòm mũi họng, hạ họng, thanh quản, phổi, dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn…
Hạch ở cổ được chia làm 2 loại là hạch lành tính và hạch ác tính. Trường hợp sưng hạch ở cổ lành tính do các nguyên nhân khác nhau gây ra thì không nguy hiểm và có thể điều trị khỏi. Ngược lại nếu là hạch ác tính thì có thể cảnh báo bệnh ung thư nào đó trong cơ thể, điều này có nghĩa hạch cổ có tính nguy hiểm. Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện nổi hạch cổ mà không chắc chắn về nguyên nhân hay tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ chuyên khoa căn cứ vào vị trí, tính chất của hạch và các triệu chứng khác bên cạnh triệu chứng nổi hạch để định hướng nguyên nhân. Hạch do viêm nhiễm thường sưng đau, mềm, di động tốt, sẽ hết khi tình trạng nhiễm khuẩn kết thúc. Còn hạch do nguyên nhân ác tính thường đơn độc, cứng, chắc, không di động.
Trong nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hoặc sinh thiết hạch, làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định và đánh giá giai đoạn bệnh.
Việc điều trị nổi hạch cổ phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây nổi hạch. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng trường hợp. Một số điều trị cơ bản như là:
Nổi hạch cổ là triệu chứng của nhiều bệnh trong đó có cả các bệnh lý ác tính, vì thế ngay khi lo lắng về tình trạng nổi hạch cổ, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Sức khỏe của chúng ta là tài sản quý giá nhất, việc hiểu biết và chăm sóc cho cơ thể là điều cần thiết. Hy vọng rằng những thông tin mà BookingCare mang tới, sẽ giúp mỗi bạn đọc có được kiến thức cần thiết để đối phó khi xuất hiện nổi hạch ở cổ.