Nồng độ acid uric bao nhiêu là mắc bệnh gout? Chỉ số acid uric bình thường
nong-do-acid-uric-mac-benh-gout-va-chi-so-binh-thuong
Nồng độ acid uric là bao nhiêu cảnh báo mắc bệnh gout? - ảnh: BookingCare

Nồng độ acid uric bao nhiêu là mắc bệnh gout? Chỉ số acid uric bình thường

Tác giả: - Xuất bản: 05/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/11/2023
Mức độ chỉ số acid uric bao nhiêu khẳng định người xét nghiệm đang mắc bệnh gout? Làm thế nào để chẩn đoán được mức độ tăng acid uric trong máu của người xét nghiệm? Tham khảo bài viết dưới đây.

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout là điều được nhiều người quan tâm sau khi có kết quả xét nghiệm. Vậy ngưỡng chỉ số là bao nhiêu báo hiệu người xét nghiệm đã mắc bệnh gout? Người bệnh cần làm gì khi nhận được kết quả xét nghiệm?

Vai trò và chức năng của acid uric trong cơ thể

Acid uric là một chất chống oxy hóa có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của hệ thống phân tử NO. Tuy nhiên, khi nồng độ acid uric tăng quá mức, nó có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sỏi urat hoặc gout. Vì vậy để chẩn đoán mức độ tăng acid uric, người làm xét nghiệm sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu hoặc dịch khớp đo mức acid uric trong huyết thanh.

Chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout?

Theo nhiều hướng dẫn y tế, mức chỉ số acid uric phổ biến được sử dụng để đặt chẩn đoán bệnh gout là 6,8 mg/dL. Tuy nhiên, mức chỉ số acid uric này có thể thay đổi tùy theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn y tế được áp dụng trong từng khu vực cụ thể.

Giá trị này được sử dụng như một ngưỡng tham chiếu để đặt chẩn đoán, nhưng không phải tất cả những người có chỉ số acid uric cao hơn ngưỡng này đều mắc bệnh gút.

Ngoài ra, các yếu tố như triệu chứng lâm sàng, những cơn đau gút tái phát, tình trạng sỏi urat và các nguy cơ khác cũng được xem xét để đưa ra kết luận cuối cùng. Do đó, người bệnh nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để đánh giá và chẩn đoán chính xác nhất.

Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu?

Kết quả chỉ số acid uric có thể khác nhau tùy theo phương pháp xét nghiệm và đơn vị đo được sử dụng. Tuy nhiên, phạm vi acid uric trong máu thông thường theo độ tuổi được đo lường ở các khoảng mức như sau (đơn vị đo: mg/dL):

  • Nhóm từ 0 -10 tuổi: 1,9 - 5,4 mg/dL ở cả nam và nữ.
  • Nhóm từ 10 - 18 tuổi: 3,5 - 7,3 mg/dL ở cả nam và nữ.
  • Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
    • Nam: 3,6 - 8,4 mg/dL.
    • Nữ: 2,9 -7,5 mg/dL.

Các triệu chứng khi chỉ số acid uric tăng cao

Khi có mức acid uric cao trong cơ thể, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Gout: Đây là một căn bệnh viêm khớp do tinh thể urat tích tụ trong các khớp, thường gây đau, sưng và viêm.
  • Đau khớp: Mức acid uric cao có thể gây ra viêm khớp và đau nhức ở các khớp khác nhau, không chỉ ở ngón chân.
  • Sỏi thận: Tinh thể urat có thể tạo thành sỏi trong thận, gây đau lưng và các vấn đề về chức năng thận.
  • Những người có mức acid uric cao có nguy cơ tái phát gout cao hơn, với các cơn gout kéo dài và thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về chỉ số acid uric bao nhiêu thì bị gout. Hy vọng người bệnh đã nắm rõ các mức độ và những lưu ý kiểm soát mức acid uric để áp dụng vào các trường hợp xét nghiệm gout và điều trị, chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết