Xét nghiệm gout gồm những gì và các chỉ số cần lưu ý
xet-nghiem-gout-gom-nhung-gi-va-cac-chi-so-can-luu-y
Xét nghiệm bệnh gout có bao nhiêu hình thức và chỉ số đánh giá cần quan tâm? - ảnh: BookingCare

Xét nghiệm gout gồm những gì và các chỉ số cần lưu ý

Tác giả: - Xuất bản: 05/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/11/2023
Xét nghiệm bệnh gout gồm những gì? Người làm xét nghiệm cần quan tâm đến các chỉ số xét nghiệm gout cơ bản nào trong báo cáo để hiểu được tình trạng bệnh lý? Tham khảo ngay về trong bài viết sau!

Xét nghiệm bệnh gout bao gồm việc phân tích và đánh giá trên nhiều yếu tố để tìm ra sự hiện diện của axit uric trong cơ thể. Báo cáo xét nghiệm gout đưa ra các chỉ số xét nghiệm là căn cứ để bác sĩ đánh giá tình trạng gout của người xét nghiệm, vậy các chỉ số đó là gì?

Xét nghiệm bệnh gout gồm những gì?

Xét nghiệm bệnh gout là cách phân tích và đo lường các yếu tố trong mẫu bệnh phẩm để đánh giá chỉ số hàm lượng axit uric trong cơ thể. Hàm lượng acid uric được đo lường dựa trên các mẫu xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Acid uric máu: Xét nghiệm máu được sử dụng để đo lượng acid uric trong máu. Mức độ acid uric cao có thể là một dấu hiệu của bệnh gout.
C-Reactive Protein (CRP): Xét nghiệm CRP đo mức độ viêm - một triệu chứng đặc trưng của gout.

Xét nghiệm nước tiểu

Acid uric nước tiểu: Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu giúp đánh giá mức độ acid uric có trong quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể. Nước tiểu giàu acid uric là một yếu tố liên quan đến bệnh gout.
Tinh thể urate: Xét nghiệm nước tiểu dưới kính hiển vi để kiểm tra sự hiện diện của tinh thể urate. Tinh thể urate là dấu hiệu chẩn đoán quan trọng của gout.

Xét nghiệm dịch khớp

Phương pháp xét nghiệm chất lỏng khớp dưới kính hiển vi giúp xác định sự hiện diện của tinh thể urat trong khớp hoặc mô xung quanh khớp. Đây là một yếu tố chẩn đoán quan trọng của bệnh gout.

Các yếu tố xét nghiệm bệnh gout có thể khác nhau tùy thuộc vào quy trình xét nghiệm cụ thể và quyết định của bác sĩ. Đối với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cần thiết dựa trên triệu chứng, thông tin lâm sàng và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

Các chỉ số đo lường trong xét nghiệm bệnh gout

Trong một xét nghiệm bệnh gout tiêu chuẩn, bác sĩ thường dựa vào các yếu tố liên quan để đo lường chỉ số nhằm đánh giá mức độ acid uric trong máu và kết luận tình trạng bệnh. Một số yếu tố xét đến bao gồm:

  • Mức độ acid uric: Xét nghiệm sẽ đo lượng acid uric có trong máu. Mức độ acid uric cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout.
  • Creatinine: Creatinine là một chất thải được tạo ra từ quá trình chuyển hóa cơ bản trong cơ bắp.  Đây là một yếu tố quan trọng trong đánh giá mức độ của bệnh do các tinh thể urat lắng đọng tại màng lọc gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Mức độ creatinin cao có thể cho thấy vấn đề về chức năng thận.
  • Chỉ số GFR: GFR - glomerular filtration rate đo lường khả năng lọc máu của thận. Khi GFR giảm, điều này có thể cho thấy chức năng thận bị suy giảm tương tự như ảnh hưởng của Creatinin.
  • C-Reactive Protein (CRP): CRP là một protein sẽ tăng lên trong máu khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Mức độ CRP cao có thể chỉ ra sự tồn tại của viêm nhiễm trong các khớp, một biểu hiện phổ biến của cơn gout.
  • Tổng lượng tế bào máu (CBC): đo lường các thành phần của máu, bao gồm số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có thể phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm và các biến đổi trong huyết học liên quan đến bệnh gout.

Trên đây là những thông tin về xét nghiệm gout. Dựa trên các yếu tố xét nghiệm, báo cáo có thể đưa ra các chỉ số xét nghiệm goutương tự để cung cấp thông tin đánh giá tình trạng bệnh của người làm xét nghiệm. Tuy nhiên các chỉ số và phương pháp xét nghiệm có thể thay đổi tùy theo tiêu chuẩn và phương pháp xét nghiệm ở từng cơ sở y tế, vì vậy người làm xét nghiệm nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm về các xét nghiệm gout liên quan.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết