Chàm là nhóm các bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm da và gây ngứa, do phản ứng viêm của các lớp tế bào da. Bệnh chàm có nhiều loại khác nhau, và nguyên nhân gây ra chúng cũng đa dạng. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại bệnh chàm phổ biến và nguyên nhân gây bệnh.
Bên cạnh việc phân chia thành các giai đoạn bệnh chàm còn có nhiều dạng khác nhau với những đặc trưng riêng. Dưới đây là một số dạng bệnh chàm phổ biến:
Đây là thể thường gặp nhất và có liên hệ chặt chẽ với bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng…. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường có tính chất gia đình. Triệu chứng cơ bản là viêm da mạn tính, hay tái phát và ngứa.
Các triệu chứng khác gồm có khô da toàn thân, dị ứng thức ăn, da dễ bị nhiễm trùng do bệnh nhân cào gãi nhiều gây trầy xước.
Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng khi da tiếp xúc với một tác nhân nào đó. Tác nhân thường gặp nhất là niken (là chất thường dùng để làm hoa tai, khóa thắt lưng,...), nước hoa, cao su, chất nhuộm tóc, chất khử mùi.
Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn xác định tác nhân bằng xét nghiệm áp da.
Để phòng ngừa bệnh tái phát, cách tốt nhất là phát hiện và tránh tiếp xúc với tất cả nguyên nhân đã từng gây ra dị ứng cho bạn.
Chàm tiếp xúc kích ứng xuất hiện do tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân vật lý làm kích ứng da như chất tẩy rửa và hóa chất với nồng độ cao.
Bệnh thường xảy ra ở bàn tay, bàn chân; có thể ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc sử dụng găng tay, đồ bảo hộ nếu phải tiếp xúc.
Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng - 2 tuổi, biểu hiện bởi 3 triệu chứng chính là khô da, đỏ da và ngứa nhiều.
Bệnh thường gặp ở trẻ 2 - 3 tháng tuổi, đặc trưng là các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều. Khi trẻ bị ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý "ngứa - gãi" làm cho bệnh nặng hơn, tái phát và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của eczema (chàm), khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và rìa các ngón tay chân; biểu hiện là các mụn nước nhỏ tập trung thành đám và ngứa nhiều. Bệnh tiến triển dai dẳng, hay tái phát có thể kéo dài hàng tháng; thường gặp ở người có độ tuổi từ 20 - 40. Nam và nữ có tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau.
Mặc dù, các nốt mụn nước tổ đỉa có thể xuất hiện từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một cơ thể, nhưng bệnh không lây sang cho người khác thông qua tiếp xúc bình thường.
Bệnh ảnh hưởng tới chi dưới ở người trung niên hay lớn tuổi do phù nề, suy giảm chức năng tuần hoàn của tĩnh mạch chi dưới. Biểu hiện bệnh thường ở vùng quanh mắt cá chân là những đốm thay đổi màu sắc da nhỏ, ngứa, viêm.
Chàm đồng tiền (chàm hình xu) còn gọi là viêm da dạng đồng tiền Đây là một bệnh phổ biến, đặc trưng bởi mụn nước tập trung thành đám hình tròn, hình oval và ngứa nhiều.
Nguyên nhân của bệnh đa dạng và thay đổi tùy thuộc vào từng thể bệnh. Chàm thể tạng là một tình trạng thường liên quan đến di truyền. Người bệnh chàm thể tạng nhạy cảm với một số dị nguyên nhất định trong môi trường, trong khi các chất này lại không ảnh hưởng tới người khác. Người bệnh có phản ứng miễn dịch quá mức làm cho da bị viêm, kích ứng và ngứa.
Các thể chàm tiếp xúc gây ra bởi chất kích ứng như hóa chất hay chất tẩy rửa, chất gây dị ứng như niken và cao su. Ở những người lớn tuổi, chàm có thể xuất hiện do các vấn đề về rối loạn tuần hoàn máu.
Nguyên nhân gây ra một số thể bệnh chàm khác vẫn chưa được giải thích rõ ràng, người ta chỉ mới phát hiện ra mối liên hệ giữa bệnh chàm với các yếu tố môi trường và stress.
Việc hiểu rõ về các loại bệnh chàm và nguyên nhân gây ra chúng là bước đầu tiên trong việc quản lý và điều trị bệnh. Mặc dù hiện tại các phương pháp điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng của bệnh, khống chế bệnh ở giai đoạn cấp tính, nhưng thông qua việc quản lý chế độ sinh hoạt, ăn uống, người bệnh có thể kiểm soát, phòng ngừa chàm tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống.