Phình động mạch chủ ngực: Nhận biết và điều trị
Phình động mạch chủ ngực: Nhận biết và điều trị
Phình động mạch chủ ngực: Nhận biết và điều trị
Phình động mạch chủ ngực: Nhận biết và điều trị- Ảnh: my.clevelandclinic.org

Phình động mạch chủ ngực: Nhận biết và điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 15/02/2024
Hầu hết những người bị phình động mạch chủ không có triệu chứng trừ khi xảy ra bóc tách hoặc vỡ - tình trạng này có thể dẫn đến tử vong. Mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin về phình động mạch chủ ngực trong bài viết dưới đây.

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể, cung cấp máu giàu oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Khi một vùng bị yếu của động mạch chủ ngực giãn nở ra hoặc phình ra, nó được gọi là phình động mạch chủ bụng ngực. Theo thời gian, các mạch máu phình ra có nguy cơ bị vỡ hoặc bóc tách. Điều này có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng và có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây phình động mạch chủ ngực

Các yếu tố nguy cơ phình động mạch chủ ngực bao gồm:

  • Tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ phình động mạch chủ càng cao. Phình động mạch chủ ngực thường xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc và sử dụng thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ phình động mạch chủ.
  • Huyết áp cao: Huyết áp tăng làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể, làm tăng nguy cơ phình động mạch.
  • Sự tích tụ mảng bám trong động mạch: Sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch khiến động mạch trở nên kém linh hoạt. Áp lực tăng thêm có thể làm cho động mạch yếu đi và giãn rộng.
  • Lịch sử gia đình: Trong gia đình có cha mẹ, anh, chị, em bị phình động mạch, bạn có thể bị chứng phình động mạch ở độ tuổi trẻ hơn. 
  • Điều kiện di truyền: Nếu bạn mắc hội chứng Marfan hoặc một tình trạng liên quan, chẳng hạn như hội chứng Loeys-Dietz hoặc hội chứng Ehlers-Danlos, bạn có nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ ngực cao hơn đáng kể. 
  • Van động mạch chủ hai mảnh: Van động mạch chủ có hai mảnh thay vì có ba mảnh như bình thường sẽ làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ.
  • Nhiễm trùng không được điều trị: Mặc dù hiếm gặp nhưng người bệnh có thể mắc chứng phình động mạch chủ ngực nếu bị nhiễm trùng không được điều trị, chẳng hạn như bệnh giang mai hoặc vi khuẩn salmonella.

Dấu hiệu phình động mạch chủ ngực

Phình động mạch chủ ngực thường phát triển chậm và không có triệu chứng nên khó phát hiện. Tuy nhiên cần lưu ý một số triệu chứng khi phình động mạch chủ ngực phát triển có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Đau lưng. Có thể đau ở cổ và hàm dưới hoặc đau giữa hai xương bả vai, hay đau vai trái.
  • Đau ngực và khó thở, hụt hơi
  • Ho.
  • Giọng yếu ớt, khàn khàn.

Bên cạnh đó, khi phình động mạch chủ ngực bị vỡ hoặc bị bóc tách cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu dưới đây: 

  • Đau đột ngột, dữ dội ở phần lưng trên và lan xuống dưới.
  • Đau ở ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay.
  • Khó thở.
  • Huyết áp thấp.
  • Mất ý thức.
  • Hụt hơi.
  • Khó nuốt.

Điều trị phình động mạch chủ ngực như thế nào?

Việc điều trị phình động mạch chủ ngực có thể bao gồm:

  • Theo dõi bằng MRI hoặc CT: được thực hiện để kiểm tra kích thước và tốc độ phát triển của chứng phình động mạch.
  • Quản lý các yếu tố rủi ro: Chẳng hạn như bỏ hút thuốc, kiểm soát lượng đường trong máu nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, giảm cân nếu thừa cân và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát sự tiến triển của chứng phình động mạch.
  • Thuốc: được sử dụng để kiểm soát các yếu tố như mỡ máu cao hoặc huyết áp cao.
  • Phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ ngực: Phẫu thuật thường được khuyến nghị đối với trường hợp túi phình có kích thước ngang lớn hơn 50mm, hoặc mỗi năm đường kính túi phình tăng hơn 5mm.

Phình động mạch chủ ngực có nguy hiểm không và biến chứng?

Vỡ phình động mạch chủ là biến chứng chính của chứng phình động mạch chủ ngực. Tuy nhiên, một số chứng phình động mạch nhỏ và phát triển chậm có thể không bao giờ vỡ. Nói chung, đường kính động mạch chủ ngực càng lớn thì nguy cơ vỡ càng tăng.

Vỡ phình động mạch chủ là biến chứng chính, nguy hiểm của phình động mạch chủ ngực. Bệnh nhân có thể tử vong trước khi nhập viện. Một số trường hợp người bệnh vỡ phình động mạch chủ chưa hoàn toàn cần phẫu thuật khẩn cấp.

Các biến chứng của chứng phình động mạch chủ ngực thể bao gồm:

  • Chảy máu trong cơ thể đe dọa tính mạng: Phẫu thuật khẩn cấp là cần thiết để cố gắng ngăn chặn nguy cơ tử vong.
  • Các cục máu đông: Các cục máu đông nhỏ có thể phát triển ở vùng phình động mạch chủ. Nếu cục máu đông vỡ ra từ thành bên trong của phình động mạch, có thể làm tắc nghẽn mạch máu ở vị trí khác trong cơ thể. 

Phòng ngừa phình động mạch chủ 

Giúp mạch máu khỏe mạnh nhất có thể là điều quan trọng để ngăn ngừa chứng phình động mạch. Bạn đọc có thể lưu ý các điều sau để chăm sóc sức khỏe tim mạch nói chung cũng như giúp mạch máu khỏe mạnh hơn: 

  • Không hút thuốc.
  • Giữ huyết áp và mỡ máu trong tầm kiểm soát.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giảm cholesterol và chất béo trong khẩu phần ăn.

Không có thuốc để ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán mỡ máu cao hay huyết áp cao cần tuân thủ việc điều trị, sử dụng thuốc để điều trị huyết áp cao, cholesterol cao và các tình trạng khác liên quan đến chứng phình động mạch. Quản lý đúng cách các bệnh lý nền có thể làm giảm nguy cơ biến chứng phình động mạch chủ ngực.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết