Có 2 phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt là phương pháp phẫu thuật và phương pháp không phẫu thuật. Đối với việc điều trị viêm tuyến nước bọt nói chung, cần thực hiện trên nguyên tắc giảm đau, kháng viêm, chống nhiễm trùng.
Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt có các phương pháp điều trị sau:
Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng mạn tính hoặc tái phát nhiều lần bác sĩ có thể chỉ định điều trị phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt mang tai hoặc cắt bỏ tuyến nước bọt dưới hàm.
Nếu tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với việc bù nước và kháng sinh tiêm tĩnh mạch sau 48 giờ, có thể cần phải phẫu thuật và dẫn lưu tuyến nước bọt để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
Nếu sỏi nước bọt làm tắc các tuyến và góp phần gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ sỏi tránh tình trạng nhiễm trùng tái phát.
Đối với sỏi nhỏ có thể dùng phương pháp mổ nội soi giúp hạn chế xâm lấn. Đối với những viên sỏi lớn hơn, bác sĩ có thể cần mổ mở nhưng vẫn có thể bảo tồn tuyến nước bọt của bạn.
Một số trường hợp viêm nhiễm kéo dài hoặc tắc nghẽn nghi ngờ có u bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt.
Biến chứng của viêm tuyến nước bọt không phổ biến, tuy nhiên một số trường hợp sau đây có thể gây biến chứng làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và cuộc sống của người bệnh:
Việc điều trị tình trạng viêm tuyến nước bọt đúng cách là rất quan trọng để hạn chế biến chứng không đáng có.
Bài viết cung cấp cho bạn thông tin về phương pháp điều trị và biến chứng tiềm ẩn của bệnh viêm tuyến nước bọt. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được xác định chính xác tình trạng bệnh cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.