Polyp thanh quản là những u nhỏ trong lòng thanh quản do phù nề, thoái hoá niêm mạc hoặc do quá sản của tổ chức biểu mô hay tổ chức liên kết tạo thành.
Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, polyp thanh quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành mắc bệnh với tỉ lệ cao hơn nhiều. Tình trạng này ảnh hưởng đến giọng nói, nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến khàn tiếng kéo dài.
Polyp thanh quản là những u nhỏ ở dây thanh nằm ở mặt trên bở trong lòng thanh quản. Polyp thường to bằng hạt tấm hoặc có khi kích thước bằng hạt đậu xanh, thường gặp nằm ở vị trí 1/3 giữa dây thanh quản, hình dáng nhẵn bóng, mọng, màu trắng hồng.
Tác hại của polyp dây thanh quản là làm cho giọng nói khàn hoặc giọng đổi (khi polyp có kích thước lớn). Hầu hết bệnh là lành tính chủ yếu làm hưởng đến giọng nói.
Người bệnh có thể dựa trên một số triệu chứng và dấu hiệu sau để nhận biết bệnh polyp thanh quản: Khàn tiếng, nói mất hơi do thanh môn hở rộng khi nói là 2 triệu chứng chủ yếu.
Với loại polyp có chân, khi nói, polyp có thể di động khi thanh môn đóng, mở, do đó, người bệnh có cảm giác vướng ở họng như có sợi tóc hay vật gì cản trở nên khạc nhiều càng làm cho polyp phù nề, giọng càng khàn.
Ngoài khàn tiếng, người bệnh có thể có hụt hơi (nói mất hơi), ho khan. Tuy vậy, ít khi thấy người bệnh mất hẳn tiếng và khó thở thanh quản do polyp.
Khi khàn tiếng hoặc có những triệu chứng như kể trên, người bệnh nên đi khám Tai Mũi Họng để chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Chủ yếu bệnh sẽ ảnh hưởng tới giọng nói của người bệnh, đặc biệt, người bệnh làm nghề giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch, phát thanh viên, bán hàng... Bệnh không trở thành ác tính (ung thư), không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng bệnh không tự khỏi.
Điều trị bảo tồn ít kết quả. Tốt hơn hết thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để được chuẩn đoán bệnh và được bác sĩ tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.
Cắt bỏ polyp dây thanh quản có nhiều phương pháp: Kỹ thuật soi thanh quản gián tiếp cắt polyp bằng kìm Frankel đối với polyp có cuống nhỏ (hiện nay, phương pháp này ít được sử dụng) hoặc soi thanh quản trực tiếp cắt bỏ polyp bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản hoặc cắt bỏ polyp dưới kính hiển vi phẫu thuật (vi phẫu) hay cắt bỏ polyp bằng laser CO2.
Áp dụng phương pháp gì tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Sau khi thăm khám Tai Mũi Họng, bác sĩ sẽ định hướng điều trị theo phương pháp phù hợp. Hoặc đăng ký tư vấn từ xa qua Video để trao đổi nhiều hơn với bác sĩ.
Xem thêm bài viết