Khi được chẩn đoán mắc bệnh polyp tử cung, nhiều chị em phụ nữ cảm thấy hoang mang, lo lắng vì những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Hiểu được bản chất cũng như đặc tính của bệnh là điều quan trọng giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thêm dễ dàng và thuận lợi hơn.
Polyp tử cung hay còn được gọi là polyp nội mạc tử cung, là những khối cấu trúc nhẵn, hình cầu hoặc hình trụ và có màu nâu vàng có kích thước từ vài mm cho đến lấp đầy buồng tử cung. Các khối polyp này xuất hiện do sự phát triển quá mức của lớp tuyến và mô nội mạc tử cung.
Các khối polyp có thể bám trên niêm mạc tử cung thông qua một cuống mỏng hoặc mọc trực tiếp không cần cuống.
Đa số polyp tử cung là lành tính, tuy nhiên một số ít trường hợp polyp có thể chuyển biến ác tính thành ung thư hoặc tế bào tiền ung thư. Nếu phát hiện ung thư hóa, người bệnh có thể phải cắt bỏ tử cung.
Một người có thể xuất hiện một hoặc nhiều polyp tử cung với kích thước khác nhau, đồng thời, các khối này cũng có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong nội mạc tử cung
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về nguyên nhân xuất hiện những khối polyp tử cung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, polyp tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và tiền mãn kinh (khoảng 30 - 50 tuổi) do nồng độ Estrogen cao hơn mức bình thường. Estrogen là nguyên nhân làm tử cung tăng sinh bất thường, có thể dẫn đến hình thành các khối polyp.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện polyp tử cung:
Trước khi chỉ định bất kì thủ thuật xét nghiệm nào, người bệnh cũng sẽ được bác sĩ lâm sàng đánh giá dựa trên những triệu chứng hoặc loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
Để có thể xác định chính xác người bệnh có bị polyp tử cung hay không, các bác sĩ sẽ thăm khám vùng chậu hoặc sử dụng các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm vùng chậu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định đối với những phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã từng quan hệ tình dục với mục đích thăm khám, chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung.
Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị cầm tay gọi là đầu dò siêu âm vào âm đạo của người bệnh. Thiết bị này giúp cung cấp hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính.
Phương pháp này có thể sử dụng sau khi siêu âm qua âm đạo kết quả không quá rõ ràng, bác sĩ sử dụng ống thông đưa vào bên trong âm đạo của người bệnh và tiêm nước muối vào buồng tử cung. Chất lỏng trong tử cung của người bệnh, cho phép siêu âm rõ ràng hơn.
Phương pháp này sử dụng một ống nội soi đi qua âm đạo và cổ tử cung vào tử cung của người bệnh. Ống soi tử cung cho phép bác sĩ kiểm tra bên trong tử cung của người bệnh. Phương pháp nội soi tử cung đôi khi được sử dụng kết hợp với sinh thiết hoặc thực hiện các thủ thuật khác (nếu cần) để cắt bỏ polyp tử cung.
Bác sĩ sử dụng một dụng cụ bằng nhựa mềm để lấy mô từ thành tử cung của người bệnh. Mẫu này được đưa vào kiểm tra trong phòng thí nghiệm để phát hiện bất kỳ tế bào bất thường nào.
Phương pháp này sử dụng một dụng cụ kim loại gọi là nạo để lấy mô từ thành trong tử cung của người bệnh. Đầu nạo có một vòng nhỏ dùng để cạo mô ở tử cung hoặc nạo luôn khối polyp. Các mô hoặc polyp được cắt bỏ có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm nhằm xác định xem có tế bào ung thư hay không.
Triệu chứng thường gặp nhất của polyp tử cung đó là hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.
Chảy máu bất thường bao gồm chảy máu âm đạo sau mãn kinh và kinh nguyệt không đều. Hầu hết các giai đoạn kéo dài bốn đến bảy ngày. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường xảy ra cứ sau 28 ngày nhưng có thể dao động từ 21 ngày đến 35 ngày. Nhiều người bị polyp tử cung có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Các triệu chứng của polyp tử cung bao gồm:
Nhiều trường hợp polyp tử cung không có bất kì triệu chứng rõ ràng nào. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi đi khám phụ khoa.
Tùy thuộc vào mức độ cũng như đối tượng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị polyp tử cung phù hợp.
Một số polyp có thể tự thoái triển. Nếu người đã trải qua thời kỳ mãn kinh và/hoặc và polyp gây ra các triệu chứng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, người bệnh có thể cần được điều trị sớm bằng các phương pháp xâm lấn.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị poly tử cung phổ biến:
Sau khi điều trị polyp tử cung, người bệnh không nên chủ quan bởi một số trường hợp polyp tử cung vẫn có khả năng tái phát .
Chăm sóc cơ thể trong quá trình điều trị bệnh là yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của người bệnh. Đặc biệt là sau khi cắt polyp. Lúc này, cơ thể người bệnh có những tổn thương nhất định, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ là điều quan trọng giúp ngăn ngừa các rủi ro.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh khi chăm sóc sức khỏe tại nhà sau thủ thuật, phẫu thuật:
Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện polyp tử cung vẫn chưa được xác định chính xác. Chính vì vậy, rất khó để chỉ ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp chị em theo dõi và bảo vệ sức khỏe khỏi polyp tử cung cũng như các bệnh phụ khoa khác một cách an toàn nhất:
Hầu hết các trường hợp mắc polyp tử cung đều lành tính và không gây nguy hiểm. Người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để có thể đạt hiệu quả hồi phục tốt nhất.