Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị - Ảnh: BookingCare

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 25/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/11/2023
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh được định nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bỉm sữa thay đổi so với đặc điểm hành kinh bình thường.Rối loạn kinh nguyệt rất thường gặp ở những phụ nữ sau sinh. Bạn hãy cùng BookingCare tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

 

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ đều khoảng 28-32 ngày. Phụ nữ hành kinh nhiều ngày (thường trên 8 ngày), hay lượng máu nhiều (thường >80ml/chu kỳ) hay khoảng cách giữa các kỳ hành kinh ngắn đều là rối loạn chu kỳ.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường là do sự thay đổi lượng hormone sinh dục trong quá trình mang thai cũng như sau sinh đẻ; Khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi theo như: ngắn hơn, dài hơn hoặc không đều như trước mang thai...

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Sau khi mang thai, có sự thay đổi về đặc điểm nội tiết, tâm lý và thể chất của người mẹ. Sự mất cân bằng nội tiết, thay đổi tâm lý có thể ảnh hưởng đến đặc điểm hành kinh của người phụ nữ sau thời kỳ sanh nở và cho bé bú mẹ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nguyên nhân có thể là do:

  • Mất cân bằng hormone sinh dục: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu tăng cường quá trình sản sinh hormone progesterone và estrogen. Tuy nhiên, khi sinh xong, những hormone này lại có xu hướng bị sụt giảm khiến hệ nội tiết tạm thời bị rối loạn. Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt và là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
  • Buồng trứng hoạt động trở lại bình thường: Khi đang mang thai, buồng trứng sẽ tạm ngưng hoạt động cho tới khi sinh xong từ 6 tháng đến 1 năm. Sau sinh con, buồng trứng hoạt động trở lại, dưới ảnh hưởng của hệ nội tiết làm chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại và gặp rối loạn ở giai đoạn đầu. 
  • Các bệnh lý phụ khoa: Sau sinh, do không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách nên vùng kín của nhiều chị em có thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, nấm... gây viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung,… và ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do uống thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai thời kỳ hậu sản có thể là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Do tâm lý sợ hãi việc có thai ngoài ý muốn sau khi mới sinh em bé, nên nhiều chị em đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, gây rối loạn nội tiết tố nữ, từ đó vô tình dẫn đến tình trạng rong kinh sau sinh.
Mất cân bằng hormone sinh dục sau sinh là nguyên nhân chính gây ra rong kinh sau sinh. - Ảnh: Canva

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Chị em có thể dễ dàng nhận biết rối loạn kinh nguyệt khi có các biểu hiện như sau:

  • Kinh nguyệt kéo dài quá 8 ngày, có khi lên tới 10 ngày với lượng máu kinh lớn hơn 80ml trong một chu kỳ.
  • Các chu ký sau tiếp, tình trạng kinh nguyệt tiếp tục bất thường, máu kinh ra nhiều và giai đoạn hành kinh kéo dài.
  • Máu kinh thường xuyên vón cục, ra nhiều về đêm.
  • Phải thay băng vệ sinh nhiều lần hơn so với tối thiểu 4 lần/ngày.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, da dẻ xanh xao.
  • Thiếu máu dẫn đến mất ngủ, chán ăn, trí nhớ kém, mất tập trung.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu toàn thân khác có thể gợi ý tình trạng rong kinh trầm trọng:

  • Tổng trạng mệt mỏi, uể oải do mất máu;
  • Xuất hiện các triệu chứng thiếu máu, suy nhược và có thể ngất xỉu;
  • Tâm lý căng thẳng, stress;
  • Buồn nôn, chóng mặt;
  • Huyết áp thấp.

Chẩn đoán rong kinh sau sinh

Để xác định được chính xác tình trạng rong kinh cũng như nắm rõ tình trạng của bản thân, chị em cần tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, thực hiện chẩn đoán bằng một số phương pháp như:

  • Siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng và phần phụ.
  • Phết tế bào, chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung.
  • Soi cổ tử cung.

Điều trị rong kinh sau sinh

Sau khi chẩn đoán và xác định rõ tính chất, nguyên nhân gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định phù hợp, giúp chị em kiểm soát, khắc phục, điều trị.

Một số phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể áp dụng gồm:

  • Với rối loạn kinh nguyệt cơ năng: Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thời gian sinh hoạt hoặc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ cân bằng nội tiết để cải thiện, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Với rong kinh thực thể: Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, mức độ nặng nhẹ, cơ địa, thể trạng của người bệnh để đưa ra phương án phù hợp. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc hoặc điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật như mổ mở, mổ nội soi,…

Chăm sóc và phòng tránh rong kinh sau sinh tại nhà

Để cơ thể nhanh chóng ổn định, phục hồi, hạn chế tình trạng sau sinh bị rong kinh, chị em có thể áp dụng một số lưu ý sau:

  • Không nên hoặc cần hạn chế quan hệ tình dụng khi đang rối loạn kinh sau.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặt biệt là các thực phẩm giàu sắt, vitamin như cải bó xôi, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để hạn chế căng thẳng trong cuộc sống. Đây cũng là cách nhanh nhất để hormone được cân bằng trở lại sau khi sinh con. 
  • Mỗi ngày đều phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chú ý thực hiện đúng cách, không thụt rửa sâu.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để sớm phát hiện những điều bất thường. 
  • Khi tới tháng, mọi người nên thay băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san sau 3 – 4 tiếng sử dụng. 
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai, kể cả loại hàng ngày hoặc khẩn cấp. 
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ, nhất là sau khi sinh con. 
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông, yoga,… để giúp cơ thể điều hòa kinh nguyệt, nhanh chóng phục hồi. 

Rối loạn kinh nguyệt khiến chúng ta gặp không ít phiền phức và khó chịu. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ tình trạng này tới sức khỏe, chị em cần quan tâm nhiều hơn tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh cá nhân hàng ngày, cũng như cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết