Rối loạn tiền đình ở người trẻ cảnh báo những bệnh lý nào?

Tác giả: - Xuất bản: 04/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
roi-loan-tien-dinh-o-nguoi-tre
Rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng - ảnh: BookingCare
Rối loạn tiền đình ở người trẻ đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo một nghiên cứu y khoa của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, có tới hơn 60% người trẻ có những bất thường về hệ tiền đình. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý có thể xảy ra trong tương lai.

Rối loạn tiền đình ở người trẻ là một vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Thông thường, đây được xem là vấn đề sức khỏe của người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay nhiều người trẻ cũng đang có những biểu hiện liên quan đến hội chứng này, ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ 

Rối loạn tiền đình là một vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay ở nhóm tuổi từ 20 đến 40. Triệu chứng của rối loạn này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng tiền đình thường gặp ở người trẻ là:

  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
  • Cảm thấy mệt khi đứng lên ngồi xuống
  • Rối loạn tầm nhìn, sợ ánh sáng, âm thanh lớn
  • Mất ngủ, mất tập trung
  • Suy giảm trí nhớ
  • Thay đổi tâm lý, tinh thần không minh mẫn

Các bệnh lý liên quan đến rối loạn tiền đình ở giới trẻ

Có một số bệnh lý và tình trạng liên quan đến rối loạn tiền đình ở giới trẻ. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến có liên quan tới tình trạng rối loạn tiền đình ở giới trẻ như:

  • Viêm tai: bệnh viêm tai có thể là viêm tai giữa hoặc viêm tai trong làm tắc nghẽn các ống tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.
  • Các bệnh lý, chấn thương ở vùng đầu: các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện sau chấn thương sọ não và kéo dài trong một thời gian, tác động đến não bộ và các thùy trong não, ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.
  • Bệnh tâm lý và trầm cảm: các dấu hiệu lo lắng, stress, rối loạn cảm xúc hay trầm cảm gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình có thể là dấu hiệu của bệnh tâm lý.
  • Bệnh Ménière: là một loại bệnh lý có khả năng xảy ra ở người trẻ, đặc điểm là các cơn choáng váng mạnh, tiếng vang trong màng nhĩ, ù tai, mất khả năng kiểm soát thăng bằng và giảm thính giác.

Rối loạn tiền đình có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh lý khác như: các bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột, bệnh Addison,...) tình trạng viêm khớp, bệnh tim mạch và rối loạn nội tiết ở người trẻ.

Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ

  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thống tiền đình: bệnh viêm tai, chấn thương đầu, viêm khớp, rối loạn tâm lý,...
  • Tác dụng phụ của thuốc (như aminoglycoside và macrolide) có thể gây rối loạn chức năng và làm mất cân bằng hoạt động của hệ thống tiền đình.
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia
  • Thói quen ít vận động, lao động trí óc căng thẳng
  • Sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng…

Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình ở người trẻ

Để đánh giá tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp dựa vào triệu chứng rối loạn tiền đình và tiền sử bệnh lý của người bệnh. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán rối loạn tiền đình hiện nay có thể kể đến như:

  • Kiểm tra tư thế: kiểm tra khả năng giữ thăng bằng của cơ thể
  • Kiểm tra thính giác: đánh giá hoạt động và biểu hiện bất thường của chức năng thính giác
  • Đo ảnh động nhãn đồ (VNG): dựa trên chuyển động của mắt để chẩn đoán hệ tiền đình.
  • Các phương pháp xét nghiệm bổ sung: kiểm tra huyết áp và nhịp tim, xét nghiệm điện não đồ (EEG)…để đánh giá chức năng tổng quan của hệ thống tiền đình.

Điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ

Có khá nhiều phương pháp điều trị tiền đình ở người trẻ. Bác sĩ có thể đưa ra một hoặc vài phương pháp cho từng trường hợp, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng người bệnh đang mắc phải. Các phương pháp chính trong điều trị tiền đình bao gồm:

  • Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình cải thiện sự mất cân bằng, thích nghi với tình trạng mất thăng bằng và duy trì hoạt động thể chất như bài tập Brandt - Daroff. 
  • Các thủ thuật định vị như tái định vị ống tủy loại bỏ canxi ra khỏi ống tai.
  • Sử dụng các loại thuốc nhằm kiểm soát tình trạng chóng mặt và nôn mửa: Ondansetron, Metoclopramide hay Compazine.
  • Phẫu thuật: áp dụng cho một số trường hợp u dây thần kinh thính giác nhằm điều trị các triệu chứng tiền đình.

Một số biện pháp giảm thiểu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ

Để tránh gặp phải hội chứng rối loạn tiền đình, các bạn trẻ cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh.

  • Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Vận động, tham gia tập luyện thể thao thường xuyên để giữ gìn sức khoẻ.
  • Uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, D bổ sung trí não, tránh việc giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài.
  • Điều chỉnh thời gian biểu học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lên thính giác, thị giác và não bộ.
  • Đi khám định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời các triệu chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh. Việc thăm khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị hội chứng rối loạn tiền đình nhằm kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.