Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên kiêng gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên kiêng gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên kiêng gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên kiêng gì? - Ảnh: BookingCare

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 24/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 29/11/2023
Tìm hiểu về những thực phẩm mà người rối loạn tiêu hóa nên ăn và kiêng ăn để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Người bị rối loạn tiêu hóa thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm. Chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các triệu chứng không mong muốn và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là những gợi ý về thực phẩm mà người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn và kiêng ăn mà bạn đọc có thể tham khảo.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị.

Thịt trắng

Cá, thịt gà,… là các loại thịt trắng có chứa hàm lượng đạm cao mà lại dễ hấp thụ hơn thịt đỏ. Chúng không tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa, không gây đầy bụng hay khó tiêu. Thay vào đó, chất đạm từ thịt trắng hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường ruột, tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.

Thực phẩm giàu vitamin C 
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể và làm dịu hệ thống đường ruột.

Vitamin C có nhiều trong các loại quả như: cam, quýt, dứa, ổi, bưởi,… Bên cạnh việc ăn trực tiếp, bạn có thể sử dụng các loại quả này dưới dạng nước ép, sinh tố để bổ sung nước và điện giải khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy.

Khoai lang
Khoai lang giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, có khả năng ngăn ngừa các gốc tự do.

Chuối

Đây là loại quả có chứa lượng kali rất cao. Người bị rối loạn tiêu hóa có triệu chứng nôn, đi ngoài làm mất kali và điện giải. Lúc này, ăn chuối là cách bổ sung kali dễ dàng và kịp thời.

Bên cạnh đó, chuối giàu chất xơ giúp hấp thu các chất dịch tồn dư trong đường ruột, khôi phục hệ thống lợi khuẩn, giảm triệu chứng tiêu chảy.

Gừng 

Gừng có tác dụng chống nôn, chữa rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả. Bổ sung gừng trong thực đơn giúp dạ dày tăng nhu động co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột non. Chính vì vậy, một tách trà gừng ấm rất hữu ích trong việc làm thuyên giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều probiotic và lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Ăn sữa chua giúp cải thiện tình trạng táo bón, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu.

Tuy nhiên, những trường hợp không dung nạp lactose cần kiêng sữa chua cũng như các sản phẩm làm từ sữa khác.

Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Bao gồm đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, các món xào… được coi là nhóm thực phẩm hàng đầu mà người bệnh rối loạn tiêu hóa cần tránh. Khi cơ thể dung nạp những món ăn này, triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, tiêu chảy sẽ càng trở nên trầm trọng.
  • Thực phẩm sống hoặc tái: Những món nộm, rau sống, gỏi…. tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Trong nhiều trường hợp, những món ăn này còn có thể khiến cho bệnh nhân bị đi ngoài, ngộ độc.
  • Thực phẩm nhiều đường: Bánh ngọt, nước ngọt, socola… gây áp lực cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đại tràng và làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá… là những tác nhân gây kích thích hệ tiêu hóa và cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày. Bởi vậy, bệnh nhân rối loạn tiêu hóa không nên sử dụng những nhóm thực phẩm này.

Nguyên tắc ăn uống cho người bị rối loạn tiêu hóa

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc bổ sung những thực phẩm trên vào khẩu phần ăn hàng ngày, cần chú ý thêm một số điều sau:

  • Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không ăn thức ăn ôi thiu
  • Ăn uống điều độ, sáng và trưa nên ăn nhiều, tối ăn nhẹ.
  • Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt.
  • Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày). Có thể bổ sung nước khoáng, loại có nhiều kali, magie.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C (ổi, cam,…)
  • Sinh hoạt và làm việc khoa học, ngủ đủ giấc, không thức khuya.

  • Chú ý thư giãn, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.

Nắm rõ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng ăn gì sẽ giúp người bệnh lựa chọn được các loại thực phẩm phù hợp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau khi bị đau bụng, tiêu chảy,…

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết