Hỗ trợ

Nội dung chính

Sau đại dịch COVID-19, có thể là "đại dịch" bệnh tâm thần

Đại dịch COVID-19 đang làm gia tăng tỷ lệ mắc các Rối loạn Tâm thần. Mất mát, cô lập, mất thu nhập... đang làm gia tăng các vấn đề về tâm thần hoặc làm trầm trọng thêm những tình trạng hiện có. Nội dung sau đây, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ chia sẻ thêm cho bạn đọc về vấn đề này.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Dịch Covid gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mọi người

Cả thế giới đang sống chung với đại dịch COVID-19, cùng với đó là nỗi lo về sức khỏe, gia đình, tài chính và vấn đề việc làm đang trở thành áp lực của hàng triệu người.

Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông hay các số liệu báo cáo trên thế giới đều cho rằng khi đại dịch đến sẽ gây gánh nặng tâm lý rất lớn, tạo ra áp lực căng thẳng về đời sống tinh thần cho mọi người, như là nguy cơ bị nhiễm bệnh. Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu sẽ cùng BookingCare chia sẻ các thông tin đến bạn đọc trong nội dung dưới đây.

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

  • Bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần
  • Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (từ 2016 - nay)
  • Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (2012 - 2016)
  • Nguyên là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (1993 - 1999)

Đại dịch đã gây ảnh hưởng trầm trọng với Sức khỏe tâm thần. Gần đây tỉ lệ bệnh nhân đi khám ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai tăng lên đáng kể, đạt khoảng 300 người/ ngày. Chủ yếu gặp những vấn đề về rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng lo lắng.

Chính COVID-19 trực tiếp và gián tiếp gây ra rất nhiều loại rối loạn tâm thần cho người bệnh và những người chịu ảnh hưởng nặng nề của việc phong tỏa kinh tế, cách ly xã hội… Với nhiều người, đó là những ảnh hưởng như: 

Các ảnh hưởng dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có thể mạnh mẽ, thậm chí dẫn đến các rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần do COVID-19 rất đa dạng và phong phú, hay gặp nhất là trầm cảmrối loạn lo âu.

BÀN NHIỀU HƠN VỀ TRẦM CẢM...

Trong những rối loạn tâm lý thường gặp giai đoạn dịch bệnh virus, thì trầm cảm là một trong những tình trạng gặp phải nhiều nhất. 

Cụ thể, người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Các triệu chứng trầm cảm (hoặc làm bài test trầm cảm tại đây):

Khi có dấu hiệu trầm cảm, bạn không nên tự chịu đựng, mà nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám chữa trầm cảm uy tín hoặc tư vấn với bác sĩ từ xa qua Video để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị. 

Với những người trầm cảm do COVID-19, cần đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về dịch bệnh. Tuyên truyền sao cho mọi người không chủ quan về đại dịch, nhưng cũng không được hoang mang. Nếu tuân thủ tốt các yêu cầu giãn cách xã hội thì dịch COVID-19 sớm được khống chế, các bệnh nhân trầm cảm cũng sẽ dần dần khỏi bệnh. Các trường hợp trầm cảm có mất ngủ trầm trọng, bỏ ăn, có ý định tự sát cần được nhập viện và điều trị tại chuyên khoa tâm thần.

Theo Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, có rất nhiều biện pháp để cải thiện chứng trầm cảm như sử dụng các liệu pháp tâm lý, hoặc các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần tạo thói quen, sở thích và tập luyện kiên trì để tự giúp mình thoát khỏi trầm cảm, như vậy mới có hiệu quả tốt nhất. 

Ngoài ra, thăm khám và kiên trì điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa Tâm thần là điều rất quan trọng. Đặc biệt khi bạn đang trong quá trình điều trị bằng thuốc, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Tự ý ngưng thuốc có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. 

Nếu không có thời gian đi khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám, bạn có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ sẽ nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.

Tạo thói quen lành mạnh

Hãy duy trì thói quen của cuộc sống hàng ngày nhiều nhất có thể hoặc thực hiện một số điều mới:

Giao tiếp xã hội là quan trọng

Nếu bạn bị hạn chế di chuyển hoặc cách ly xã hội, hãy duy trì liên lạc thường xuyên với người thân bằng điện thoại hoặc mạng xã hội. Không nên tự cách ly mình khỏi các mối quan hệ xung quanh.

Hạn chế sử dụng rượu bia và chất gây nghiện

Hạn chế uống rượu bia hoặc tốt nhất là không uống. Đừng tập uống nếu trước đó bạn chưa bao giờ uống. Tránh quan điểm sử dụng rượu và chất gây nghiện như phương tiện để vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng, buồn chán và cách ly xã hội.

Bên cạnh đó, uống rượu và dùng các chất gây nghiện có thể làm giảm hiệu quả các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, chẳng hạn việc tuân thủ giữ vệ sinh tay.

Sử dụng thời gian ngồi trước màn hình vừa đủ

Giới hạn thời lượng cố định mỗi ngày và đảm bảo thời gian nghỉ giải lao trong khi sử dụng các thiết bị với màn hình.

Giúp đỡ người khác

Nếu có thể, hãy giúp đỡ những người trong cộng đồng cần sự hỗ trợ , chẳng hạn mua thực phẩm giúp mọi người.

Đừng kỳ thị

Sợ hãi là phản ứng bình thường của con người trong những tình huống không chắc chắn. Nhưng đôi khi, nỗi sợ hãi được thể hiện theo cách mà làm tổn thương người khác, vì vậy hãy luôn nhớ:

Nếu bạn từng mắc bệnh lý tâm thần trước đó

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.

Đặt khám dễ dàng cùng BookingCare

Sau đây là một số bác sĩ giỏi (hoặc đơn vị uy tín) chuyên Bác sĩ, chuyên gia khám, tư vấn rối loạn tâm lý, tâm thần. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Xem thêm

Đặt lịch tư vấn với bác sĩ từ xa qua video

Sau đây là một số bác sĩ giỏi chuyên Bác sĩ, Chuyên gia khám, tư vấn rối loạn tâm lý, tâm thần từ xa. Bệnh nhân có thể đặt lịch ngay tại đây để được tư vấn

Xem thêm

Về nhóm tác giả cẩm nang

Đội ngũ xây dựng và phát triển nội dung Cẩm Nang

Thảo Hoàng

Phát triển Sản phẩm - 10 năm kinh nghiệm

Phương Nguyễn

Biên tập viên - 7 năm kinh nghiệm

Dung Phan

Sáng tạo nội dung - 5 năm kinh nghiệm

Chương Nguyễn

Sáng tạo nội dung - 9 năm kinh nghiệm

Bài viết nội dung trên Cẩm Nang được tạo ra như thế nào

Tìm hiểu thêm

Tài liệu tham khảo

1. https://www.medscape.com/viewarticle/927849?fbclid=IwAR0P0jBS6Uq1cYnfJYtPClVX5cyWe2OLotJf3UTG3tWL-KSXSa2R_ZSKn48#vp_2
2. https://www.who.int/campaigns/connecting-the-world-to-combat-coronavirus/healthyathome/healthyathome---mental-health
3. http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/y-hoc-thuong-thuc-menuleft-32/6614-noi-lo-suc-khoe-tinh-than-hau-covid-19.html

Bài viết có liên quan

Danh mục cẩm nang