Sinh thiết tuyến giáp: Là gì? Các phương pháp thực hiện?
Sinh thiết tuyến giáp: Là gì? Các phương pháp thực hiện?
Sinh thiết tuyến giáp
Sinh thiết tuyến giáp: Là gì? Các phương pháp thực hiện? - Ảnh: BookingCare

Sinh thiết tuyến giáp: Là gì? Các phương pháp thực hiện?

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 27/11/2023
Sinh thiết tuyến giáp là một kỹ thuật y khoa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Kỹ thuật này giúp xác định sự lành tính hay ác tính của khối u tuyến giáp và phát hiện một số bệnh lý khác liên quan đến tuyến giáp.

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của cơ thể, từ quá trình trao đổi chất đến sự phát triển và hoạt động của các hệ thống khác.

Khi có những dấu hiệu bất thường liên quan đến tuyến giáp, bên cạnh việc xét nghiệm tuyến giáp, chụp chiếu thì sinh thiết có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nhất là với các trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến giáp.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này, bài viết này tập trung vào sinh thiết tuyến giáp và những thông tin quan trọng xung quanh nó.

Sinh thiết tuyến giáp là gì? Ý nghĩa của sinh thiết tuyến giáp

Sinh thiết tuyến giáp là một kĩ thuật y tế được sử dụng để lấy mẫu mô tại vị trí bất thường của tuyến giáp. Kỹ thuật này đòi hỏi tính chuyên môn và độ chính xác cao khi thực hiện, và được sử dụng để đánh giá bất thường của các bác sĩ giải phẫu bệnh dưới kính hiển vi.

Sinh thiết tại tuyến giáp là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp và phân biệt một số bệnh lý liên quan. Tuy nhiên, thông thường, người bệnh sẽ cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm máu trước để xác định được tình trạng, chức năng của tuyến giáp cũng như các xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện sinh thiết.

Ai cần sinh thiết tuyến giáp 

Sinh thiết tuyến giáp là một thủ thuật y tế không phải là xét nghiệm thường quy với người bệnh. Thông thường, sinh thiết chỉ được chỉ định thực hiện trong một số trường hợp nhất định, bao gồm:

  • Người bệnh xuất hiện u tuyến giáp với kích thước lớn hơn 1 cm và có sự tắc sinh mạch máu hoặc không xác định được giới hạn của khối u thông qua hình ảnh siêu âm.
  • Không thể đưa ra kết luận chẩn đoán ung thư tuyến giáp thông qua siêu âm hoặc các xét nghiệm như FT3, FT4, TSH,...
  • Cần lấy mẫu trong quá trình phẫu thuật để giải phẫu và đánh giá tình trạng di căn của hạch, khối u.

Sinh thiết tuyến giáp có thể phát hiện những bệnh gì?

Sinh thiết tuyến giáp là một kỹ thuật y khoa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Kỹ thuật này giúp xác định sự lành tính hay ác tính của khối u tuyến giáp và phát hiện một số bệnh lý khác liên quan đến tuyến giáp. Dưới đây là danh sách các bệnh mà sinh thiết tuyến giáp có thể phát hiện:

  • Nang tuyến giáp: Sinh thiết tuyến giáp được sử dụng để xác định tính chất của các khối u tuyến giáp, bao gồm nang tuyến giáp. Việc chọc hút tế bào từ nang tuyến giáp giúp chẩn đoán xem nang lành tính hay ác tính.
  • Bướu giáp mạch (Bệnh Basedow): Sinh thiết tuyến giáp có thể được sử dụng để chẩn đoán bướu giáp mạch, một tình trạng khi hệ miễn dịch kích thích tuyến giáp làm việc quá mức, dẫn đến phì đại tuyến giáp và tạo ra dư thừa nội tiết tố giáp.
  • Viêm giáp Hashimoto: Sinh thiết tuyến giáp cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán viêm giáp Hashimoto, một tình trạng khi tuyến giáp tạo ra ít nội tiết tố giáp hơn so với bình thường.
  • Viêm giáp nhiễm trùng: Khi bị viêm giáp do vi trùng, sinh thiết tuyến giáp có thể được sử dụng để xác định và điều trị bệnh lý này.
  • Phình giáp hạt lành tính: Sinh thiết tuyến giáp cũng được sử dụng để xác định tính chất của các khối u tuyến giáp, bao gồm phình giáp hạt lành tính. Kỹ thuật chọc hút tế bào FNAC thường được sử dụng để xác định phình giáp hạt lành tính.
  • Ung thư giáp: Sinh thiết tuyến giáp là một phương pháp quan trọng trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Việc sinh thiết mô từ khối u tuyến giáp giúp xác định xem khối u lành tính hay ác tính.

Các phương pháp sinh thiết tuyến giáp

Có nhiều kỹ thuật sinh thiết tuyến giáp được ứng dụng. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật sinh thiết khác nhau:

  • Chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ: Đây là kỹ thuật chính được sử dụng để sinh thiết tuyến giáp. Kỹ thuật này có thể được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim nhỏ để lấy mẫu tuyến giáp. Khi thực hiện sinh thiết bằng kim nhỏ bệnh nhân không cần gây mê. 
  • Sinh thiết lõi kim: Phương pháp này tương tự như chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ, nhưng sử dụng kim có kích cỡ lớn hơn. Phương pháp này được sử dụng khi kết quả của chọc hút bằng kim nhỏ không rõ ràng.
  • Sinh thiết qua phẫu thuật: Đây là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm trong cuộc phẫu thuật để xác định bệnh và đánh giá tình trạng di căn nếu có. Người thực hiện sẽ cần phải phải gây mê.

Như vậy, sinh thiết tuyến giáp là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu kết quả sinh thiết không rõ ràng,  người bệnh có thể phải thực hiện thêm các kĩ thuật sinh thiết tiếp sau đó để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare