Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị - Ảnh: BookingCare

Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: - Xuất bản: 18/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 18/10/2023
Khi được chẩn đoán mắc bệnh tắc vòi trứng, rất nhiều chị em lo sợ về trường hợp không có khả năng sinh sản. Bệnh tắc vòi trứng có những đặc điểm gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Theo nghiên cứu, bệnh tắc vòi trứng chiếm tỉ lệ 60 – 70% trong số những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Nếu vòi trứng bị tắc, tinh trùng sẽ rất khó gặp được trứng để diễn ra quá trình thụ tinh dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ.

Bệnh tắc vòi trứng là gì?

Tắc vòi trứng là tình trạng ống dẫn trứng bị chít hẹp lại bởi một số nguyên nhân nào đó. Gây cản trở đường đi của trứng về tử cung, khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau hoặc trứng được thụ tinh không thể di chuyển qua vòi trứng đến tử cung để làm tổ.

Lúc này, phôi trứng được thụ tinh phát triển luôn trong vòi trứng. Dẫn đến trường hợp mang thai ngoài tử cung cực kì nguy hiểm nếu vòi trứng bị vỡ.

Nguyên nhân gây bệnh tắc vòi trứng

Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Cơ thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như: bệnh lậu hoặc chlamydia.
  • Người bệnh có tiền sử phẫu thuật hút thai, nạo phá thai 
  • Các u xơ tử cung chèn ép gây tắc vòi trứng
  • Một số trường hợp tắc vòi trứng do bẩm sinh.

Xét nghiệm chẩn đoán tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng rất khó xác định khi chỉ xem xét qua những biểu hiện thông thường. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán phổ biến thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng:

  • Chụp X quang cản quang buồng tử cung và ống dẫn trứng: được gọi là hysterosalpingogram hoặc HSG. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang vô hại vào tử cung để thuốc nhuộm này chảy vào ống dẫn trứng.. Nếu chất lỏng không chảy vào vùng chậu mà nghẽn lại ở một chỗ nào đó trên ống dẫn trứng, rất có thể vòi trứng bị tắc ở chỗ đó.
  • Siêu âm buồng tử cung ống dẫn trứng sử dụng chất tương phản (hysterosalpingo contrast sonography, HyCoSy): Phương pháp này rất giống với phương pháp xét nghiệm HSG nhưng khác ở chỗ sử dụng dung dịch tương phản sóng âm bơm vào buồng tử cung và ống dẫn trứng, quan sát dưới siêu âm hình ảnh cản âm qua  2 ống dẫn trứng.
  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng chẩn đoán: Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ trên cơ thể người bệnh và đưa một chiếc máy ảnh nhỏ vào để chụp ống dẫn trứng từ bên trong. Nội soi ổ bụng là phương pháp chính xác nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tổn thương trên ống dẫn trứng. 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng thường rất khó phát hiện vì ngoài khó mang thai ra thì các triệu chứng gần như không rõ ràng. Chị em phụ nữ chỉ thường phát hiện bệnh khi đi khám sức khỏe sinh sản. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tắc vòi trứng:

  • Khó thụ thai
  • Đau bụng dưới và vùng chậu
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Nguyên nhân bẩm sinh
  • Các triệu chứng khác

Phương pháp điều trị tắc vòi trứng

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh tắc vòi trứng khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh cũng như tính khả thi khi thực hiện điều trị mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Phẫu thuật nội soi buồng tử cung và ổ bụng chẩn đoán, bơm thông ống dẫn trứng
  • Phẫu thuật cắt nối vòi trứng
  • Phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng

Tắc vòi trứng có mang thai tự nhiên được không?

Phụ nữ có 2 bên buồng trứng ở bên trái và bên phải, mỗi bên buồng trứng có 1 vòi trứng riêng biệt. Vòi trứng bị tắc gây cản trở đến việc trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh và làm tổ.

Trong trường hợp người phụ nữ chỉ tắc một bên vòi trứng và bên còn lại vẫn hoạt động bình thường thì cơ thể vẫn có thể mang thai tự nhiên mà không cần điều trị. Trường hợp cả 2 vòi trứng bị tắc hoàn toàn thì người phụ nữ không có khả năng thụ thai tự nhiên và cần làm một số can thiệp như phẫu thuật thông vòi trứng hoặc sử dụng đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến:

  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI):

Phương pháp IUI được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị tắc 1 bên vòi trứng, buồng tử cung và buồng trứng bình thường. Với phương pháp này, tinh trùng của người chồng sẽ được chọn lọc kỹ lưỡng để bơm vào buồng tử cung của người vợ.

  • Thụ tinh ống nghiệm IVF:

Thụ tinh ống nghiệm IVF được chỉ định khi người bệnh bị tắc cả 2 vòi trứng hoặc có phẫu thuật kẹp, cắt ống dẫn trứng. Lúc này trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh ở môi trường phòng thí nghiệm, sau khi tạo được phôi, phôi sẽ được chuyển vào buồng tử cung của người phụ nữ. Nếu thuận lợi phôi sẽ phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.

Các biện pháp phòng ngừa tắc vòi trứng

Phần lớn nguyên nhân gây bệnh tắc vòi trứng xuất phát từ những sinh hoạt hàng ngày, chị em phụ nữ cần lưu ý xây dựng thói quen và lối sinh hoạt lành mạnh để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tắc vòi trứng.

  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong thời kì kinh nguyệt
  • Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Trong trường hợp bắt buộc phải bỏ thai, người bệnh cần làm phẫu thuật tại các bệnh viện uy tín, tái khám định kì, chăm sóc cơ thể cẩn thận.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường ở ống dẫn trứng
  • Ăn nhiều các thực phẩm giúp tăng lưu lượng máu, cải thiện lưu thông khí huyết.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh tắc vòi trứng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong khả năng sinh sản. 

Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên thăm khám được để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết