THÔNG BÁO NGHỈ LỄ 30/4-1/5

Hệ thống BookingCare vẫn hoạt động 24/7 như bình thường. Bộ phận CSKH nghỉ từ ngày 30/04 - 04/05. Chúc Quý khách có kỳ nghỉ lễ an vui, hạnh phúc. Xin cảm ơn!

Thang đánh giá trầm cảm trẻ vị thành niên RADS 10 - 20 (thanh thiếu niên)

Nhóm tác giả: Thảo Hoàng,
Thảo Hoàng
Product Manager (Quản lý Sản phẩm) tại BookingCare Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế
Phương Nguyễn,
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Dung Phan
Dung Phan
Content Writer Hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực y tế
- Người kiểm duyệt: Chương Nguyễn
Chương Nguyễn
Thành viên sáng lập BookingCare 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế sức khoẻ
- Cố vấn y khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mai Hồng
Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai Gần 40 năm kinh nghiệm về chuyên khoa Nội, Nội Cơ xương khớp
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi,
Bác sĩ Nguyễn Dương Nhật Thi
Hiện là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Hơn 5 năm kinh nghiệm khám và điều trị Ngoại khoa
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Ts.Bs. Vũ Thái Hà
Trưởng khoa Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - BV Da liễu Trung ương Gần 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị
- Xuất bản: 05/11/2020 - Cập nhật lần cuối: 04/07/2022

RADS là thang tự đánh giá trầm cảm ở trẻ vị thành niên gồm 30 câu. RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng, nó phù hợp cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 20.

Áp lực từ học tập, bạn bè, gia đình có thể dẫn đến trầm cảm ở tuổi vị thành niên
Áp lực từ học tập, bạn bè, gia đình có thể dẫn đến trầm cảm ở tuổi vị thành niên - Ảnh: Better help

Số liệu từ nhiều nghiên cứu cho thấy ½ những bệnh nhân tâm thần đều có những dấu hiệu phát bệnh đầu tiên khi họ 14 tuổi mà ba mẹ không hề nhận ra điều đó.

Vì vậy, chúng ta cần quan tâm, phát hiện kịp thời rối loạn trầm cảm ở tuổi vị thành niên để có biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng sống cho trẻ, cải thiện và định hướng cho trẻ phát triển lành mạnh.

Thang đánh giá trầm cảm trẻ vị thành niên RADS 10 - 20 (thanh thiếu niên)

RADS là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên. RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng, nó phù hợp cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20.

Đọc 30 câu sau và chọn số điểm phù hợp với tình trạng hiện tại: 

  • Hầu như không: 0 điểm
  • Thỉnh thoảng: 1 điểm
  • Phần lớn thời gian: 2 điểm
  • Hầu hết hoặc tất cả thời gian: 3

HOẶC LÀM BÀI TEST TRẦM CẢM ONLINE TẠI ĐÂY 

Biểu hiện tâm lý

Hầu như không

Thỉnh thoảng

Phần lớn thời gian

Hầu hết hoặc tất cả thời gian

Tôi cảm thấy hạnh phúc

0

1

2

3

Tôi thấy lo lắng về chuyện học

0

1

2

3

Tôi cảm thấy cô đơn

0

1

2

3

Tôi cảm thấy cha mẹ không thích tôi

0

1

2

3

Tôi thấy mình là người quan trọng

0

1

2

3

Tôi muốn xa lánh, trốn tránh mọi người

0

1

2

3

Tôi cảm thấy buồn chán

0

1

2

3

Tôi cảm thấy muốn khóc

0

1

2

3

Tôi có cảm giác chẳng ai quan tâm đến tôi

0

1

2

3

Tôi thích cười đùa với mọi người

0

1

2

3

Tôi có cảm giác cơ thể rệu rã, thiếu sinh lực

0

1

2

3

Tôi có cảm giác mình được yêu quý

0

1

2

3

Tôi cảm thấy mình giống như kẻ bỏ chạy

0

1

2

3

Tôi cảm thấy mình đang tự làm khổ mình

0

1

2

3

Tôi cảm thấy những người khác không thích tôi

0

1

2

3

Tôi cảm thấy bực bội

0

1

2

3

Tôi cảm thấy cuộc sống bất công với tôi

0

1

2

3

Tôi cảm thấy mệt mỏi

0

1

2

3

Tôi cảm thấy mình là một kẻ tồi tệ

0

1

2

3

Tôi cảm thấy mình là một kẻ vô tích sự

0

1

2

3

Tôi thấy mình là một kẻ đáng thương

0

1

2

3

Tôi thấy phát điên lên về mọi thứ

0

1

2

3

Tôi thích trò chuyện với mọi người

0

1

2

3

Tôi trằn trọc khó ngủ (hoặc Tôi thấy mình ngủ nhiều)

0

1

2

3

Tôi thích vui đùa

0

1

2

3

Tôi cảm thấy lo lắng

0

1

2

3

Tôi có cảm giác như bị đau dạ dày

0

1

2

3

Tôi cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị

0

1

2

3

Tôi ăn thấy ngon miệng

0

1

2

3

Tôi thất vọng, không muốn làm gì cả

0

1

2

3

Tính điểm và đánh giá mức độ trầm cảm

Số điểm cuối cùng được tính bằng tổng điểm cả 30 câu trên. Sau khi tính được tổng, bạn có để đối chiếu với khung đánh giá sau: 

  • Từ 0 - 30: Không trầm cảm
  • Từ 31 - 40: Trầm cảm nhẹ
  • Từ 41 - 50: Trầm cảm vừa
  • Từ 51 - 90: Trầm cảm nặng

Triệu chứng cơ bản ở trẻ vị thành niên 

Với những đặc thù phát triển ở lứa tuổi vị thành niên, nên các biểu hiện trầm cảm ở lứa tuổi này cũng có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn.

  • Trẻ vị thành niên khi bị trầm cảm sẽ có cảm giác buồn chán nhẹ không rõ rệt, không giải thích được nguyên cớ, hay cáu kỉnh.
  • Giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.
  • Trẻ thu mình cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn.
  • Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, với những người xung quanh, có thể ngay cả với những người thân thiết nhất.
  • Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ kém nhiệt tình đến tình trạng thờ ơ. Một số lao vào học tập nhưng một số lại từ chối làm mọi việc.

Khám và tư vấn trầm cảm với bác sĩ Tâm thần qua Video 

Nếu trẻ đang ở mức độ trầm cảm nhẹ, trẻ và ba mẹ cần hiểu nguyên nhân của các triệu chứng trên là từ đâu để tìm cách tháo gỡ. Khi trầm cảm còn ở mức độ nhẹ, nên tự điều chỉnh suy nghĩ bản thân trước, tránh để tâm trạng ngày càng tệ, sẽ khiến trầm cảm nhanh chuyển sang mức độ nặng hơn. 

Nếu đang ở trầm cảm vừa, trầm cảm nặng, trẻ cần thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ cụ thể hơn và định hướng phương án điều trị an toàn nhất. Có thể dùng thuốc hoặc không (tùy theo mức độ của bệnh nhân). 

Việc phát hiện trầm cảm từ sớm là vô cùng quan trọng. Nếu điều trị sớm bạn sẽ mất ít thời gian hơn, ít tốn kém hơn. Đặc biệt không phải chịu những áp lực tinh thần lớn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến việc học tập và phát triển bản thân của trẻ. 

Hiện nay, nếu ba mẹ chưa đưa trẻ đi khám được, hoặc mong muốn việc đi khám thuận tiện hơn thì có thể đăng ký tư vấn từ xa qua Video với bác sĩ Tâm bệnh. Bạn được lựa chọn bác sĩ và khung giờ khám phù hợp với mình. Vì vậy, khám online bệnh tâm thần ngày càng được nhiều lựa chọn. 

BookingCare là Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, hỗ trợ đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện phòng khám và tư vấn online qua Video với bác sĩ. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể lựa chọn hình thức khám phù hợp. 

 
Miễn trừ trách nhiệm

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo
1. https://www.maihuong.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/canh-bao-benh-tram-cam-o-thanh-thieu-nien.html
2. https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/tram-cam-o-tre-vi-thanh-nien-can-benh-can-uoc-quan-tam
3. http://nimh.gov.vn/vi/763a8b-90cacta-687762f--w4646-katsuwonidae521300
Góp ý về bài viết

Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.

Danh mục cẩm nang

Đang tải ...

Trợ lý AI

© 2025 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/