Trường hợp thở bằng miệng khi ngủ ngày càng xuất hiện ở nhiều người nhưng lại ít được quan tâm về các ảnh hưởng của thói quen này tới sức khỏe. Thói quen thở bằng miệng thay cho mũi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Các bác sĩ nha khoa nói gì về thói quen thở miệng khi ngủ? Làm sao để khắc phục tật thở miệng khi ngủ? Hãy cùng BookingCare tìm hiểu các thông tin, chia sẻ của bác sĩ trong bài viết dưới đây.
Trong sinh hoạt bình thường, chúng ta vẫn thở hầu hết bằng mũi, tuy nhiên việc thở miệng khi ngủ lại là bệnh lý thường thấy ở nhiều đối tượng, dẫn đến các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không thể xem thường.
Triệu chứng
Để nhận biết triệu chứng thở miệng, bạn có thể dễ dàng quan sát, để ý các dấu hiệu trong lúc ngủ như:
Đối với trẻ nhỏ, khi ngủ rất khó phát hiện xem trẻ thở bằng mũi hay miệng vì tiếng thở thường rất nhỏ và êm. Để kiểm tra bố mẹ có thể đặt tay trước miệng của con để cảm nhận đường thở qua đường mũi hay đường miệng.
Đối tượng thường gặp
Chứng thở miệng khi ngủ có thể xảy ra ở tất cả mọi người, cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp là ở trẻ nhỏ, trong độ tuổi 4 - 10 tuổi, có thể trở thành thói quen và kéo dài đến lúc trưởng thành.
Các căn bệnh thường xuyên trẻ bị mắc như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan,...là một trong những nguyên nhân khiến bé thở bằng miệng khi ngủ. Khi bé bị nghẹt mũi, việc thở mũi khi ngủ trở nên khó khăn, gây khó chịu nên bắt buộc phải há miệng thở.
Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua biểu hiện này vì cho rằng khi hết bị nghẹt mũi, bé sẽ tiếp tục thở mũi như bình thường và thói quen này không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng thở miệng diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho bé.
Ngoài ra, người lớn cũng thường xuyên mắc phải chứng bệnh này bởi nhiều nguyên nhân bệnh lý.
Quy trình hô hấp của cơ thể là quá trình trao đổi khi tại các phế nang: không khí sẽ đi qua các bộ phận mũi, họng, khí quản...
Mũi đóng vai trò như một bộ lọc trong hệ thống hô hấp, giữ lại các hạt bụi nhỏ trong không khí, virus có hại và giúp làm tăng sự hấp thụ oxy. Tuy nhiên, khi đường thở mũi bị tắc nghẽn (tắc hoàn toàn hoặc một phần), cơ thể sẽ cần một nguồn thở khác để cung cấp oxy là đường thở bằng miệng.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng thở miệng? Thở miệng khi ngủ có nguy hiểm không? Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về bệnh lý này qua chia sẻ của các chuyên gia, nha sĩ.
Hen suyễn, nghẹt mũi, lệch vách ngăn và căng thẳng cực độ là những nguyên nhân thường thấy khiến hệ hô hấp bị ngạt, dẫn đến hành động thở bằng miệng.
Theo Heathline - một website cung cấp thông tin y tế uy tín của Mỹ, thở bằng mũi hay miệng đều giúp vận chuyển mang oxy vào phổi. Mặc dù vậy, vẫn có những khác biệt giữa thở bằng mũi và miệng.
Tập thở bằng mũi giúp quá trình hô hấp được thực hiện tốt hơn. Một số lợi ích khi thở bằng mũi có thể kể đến:
Theo các nhà khoa học, thở bằng miệng khi ngủ sẽ dễ mắc phải các bệnh về răng miệng, đau đầu và cảm giác mệt mỏi vào sáng hôm sau. Ngoài ra còn dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ông Patrick McKeown, huấn luyện viên hướng dẫn thở, đồng thời là tác giả cuốn sách "The Oxygen Advantage" cho rằng, cách hít thở và đường thở có liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Nếu ngủ kém sẽ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Trong khi đó, thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo bác sĩ Steven Park, thành viên của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, thở bằng miệng khi ngủ cũng làm tăng các phản ứng căng thẳng dẫn đến ngủ ít hơn.
Một số các ảnh hưởng đáng lo ngại tới sức khỏe bạn đọc cần lưu ý nếu bản thân hay gia đình có người mắc chứng thở miệng khi ngủ:
Triệu chứng thở miệng kéo dài vừa trực tiếp gây ra cảm giác mệt mỏi, vừa gián tiếp gây suy giảm các chức năng của cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý khác. Do đó, cần tìm hiểu các phương pháp chữa thở miệng càng sớm càng tốt.
Theo các bác sĩ, CÓ THỂ chữa khỏi tật thở miệng khi ngủ nếu tìm đúng nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp.
Mỗi người bệnh sẽ có một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở miệng khi ngủ, do đó cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để biết rõ thêm về tình hình và mức độ của tình trạng hiện tại của mình.
Dưới đây là 1 số phương pháp giúp khắc phục chứng thở miệng khi ngủ, bạn đọc có thể tham khảo:
Ngoài ra, để khắc phục các biến chứng về sức khỏe răng miệng gây ra bởi tình trạng thở bằng miệng cũng không quá khó. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến khích sử dụng kẹo cao su không đường, nước bọt giả hoặc nước súc miệng để điều trị tình trạng khô miệng, hôi miệng, ...
Bài viết trên là tổng hợp các thông tin về chứng thở miệng khi ngủ do BookingCare tham khảo từ các bác sĩ, chuyên gia và đưa tới bạn đọc. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn và người thân xung quanh để ý hơn về vấn đề này và có thể khắc phục bệnh thở miệng hiệu quả.