Hít thở là một phần của hô hấp và sinh lý để duy trì sự sống của con người. Con người có thể trao đổi khí thông qua đường mũi và đường miệng. Mặc dù thở là một quá trình tự nhiên, nhưng một số người có thể sẽ ngạc nhiên hoặc không hề hay biết rằng những tác động xấu của thở bằng miệng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Một người bình thường với hoạt động thể chất thông thường hít thở khoảng 20.000 lít (hơn 5.000 gallon) không khí mỗi ngày. Lượng không khí này (nặng hơn 20 kg) chứa các hạt và khí có khả năng gây hại.
Các loại hạt và khí có hại như chẳng hạn như bụi, nấm, vi khuẩn và vi rút có thể lắng đọng trên đường thở và bề mặt phế nang và gây ra những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.
Trên phương diện Nha Khoa, việc thở miệng sẽ dẫn tới một số tác hại được bác sĩ khuyến cáo như sau:
Hít thở đúng cách là hít thở bằng mũi giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn. Bởi vì việc hít thở bằng đường mũi sẽ giúp không khí trước khi xuống dưới phổi để lọc oxy nuôi dưỡng cơ thể thì sẽ được đi qua các "lớp phòng ngự":
Các bác sĩ cho biết cách thở tốt nhất là thở chậm và sâu qua mũi. Tuy nhiên, thở bằng miệng đôi khi cần thiết nếu một người đang tập thể dục hoặc bị tắc nghẽn xoang.
Các bộ phận cơ thể chúng ta được tạo ra với những chức năng riêng, da dùng để phản hồi các giác quan, mắt giúp giữ thăng bằng, miệng để nếm và ăn, mũi dùng để thở. Bởi vậy thở miệng có tác động xấu nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số thông tin các lời khuyên của bác sĩ nha khoa uy tín về cách cải thiện chứng thở miệng mà các bạn nên biết tới:
Nếu bạn phát hiện ra mình, người thân trong gia đình, trẻ em có thói quen thở miệng thì cần đến thăm khám bởi Bác sĩ Nha khoa và Bác sĩ Tai Mũi Họng để được tư vấn điều trị chi tiết và hợp lý.
Đối với những người gặp các vấn đề về mũi như viêm mũi, thường xuyên viêm đường hô hấp, viêm Amidan gây cản trở việc thở bình thường qua mũi thì cần được chữa trị dứt điểm, giúp tái lập lại việc thở qua mũi bình thường.
Với những người do có thói quen thở miệng đã từ lâu khiến cho hàm trên nhỏ hẹp, răng mọc lệch lạc, hô ra và miệng ngậm không kín thì có thể tới các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám.
Tại đây các bác sĩ Nha khoa sẽ tư vấn phương pháp chỉnh nha - niềng răng hoặc sử dụng khí cụ chuyên biệt có thể giúp cho miệng cũng như khuôn mặt cân đối, mở các xoang và giúp bạn có thể dễ dàng thở lại bằng mũi.
Một phương pháp khác cũng được các bác sĩ khuyên dùng bởi nó đem lại hiệu quả tương đối tốt đó là sử dụng băng keo dán miệng chuyên dụng khi ngủ - mounth strips. Các miếng dán được làm bằng chất kết dính đặc biệt cho phép bạn dễ dàng dán và gỡ miếng dán mà không để lại bất kỳ vết keo nào. Đây là phương pháp an toàn, không gây dị ứng để cải thiện việc thở miệng khi bạn ngủ.
Ngoài ra trên Internet có phương pháp cải thiện thở miệng bằng dây đeo cằm giúp khép môi khi ngủ. Tuy nhiên, các bác sĩ Nha khoa khuyến cáo rằng đối với những người đang niềng răng - chỉnh nha thì không nên áp dụng cách này vì có thể gây ảnh hưởng kết quả điều trị.
Hãy thường xuyên đến thăm khám nha khoa định kỳ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc thăm khám định kỳ trong "giai đoạn vàng" giúp mà ba mẹ có thể theo dõi sát sao về sức khỏe thể chất nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng của con để kịp thời can thiệp điều trị sớm các bệnh lý về răng, cải thiện đời sống sức khỏe, tinh thần, thẩm mỹ và giúp con tự tin trong quá trình trưởng thành.
Tập luyện thói quen thở mũi không chỉ tốt cho sức khỏe toàn thân mà còn rất tốt trong việc nắn chỉnh răng, cải thiện chức năng nhai, nuốt và tật đẩy lưỡi,...
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn cải thiện và khiến mũi thực hiện đúng chức năng của nó. Bạn có thể chỉ cần thực hiện các phương pháp tập thở mũi này trong khoảng 1 phút đến 5 phút mỗi ngày nhưng tình trạng thở miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Thực hành thở mũi luân phiên
Bước 1: Đóng lỗ mũi trái của bạn, hít thở bằng bên phải
Bước 2: Đóng lỗ mũi bên phải và hít thở bằng bên trái
Bước 3: Hít vào từ lỗ mũi bên trái, sau đó đóng lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải
Bước 4: Lặp lại các bước, thực hành trong 1 - 3 phút.
Thực hành thở xen kẽ lỗ mũi cho phép bạn hoạt động cả lỗ mũi trái và phải. Hãy tập thở luân phiên lỗ mũi vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
Việc này cũng sẽ hỗ trợ bạn nhận ra xem cơ chế hoạt động của đường thở mũi có bình thường hay không, có bị lệch vách ngăn hay hẹp đường thở không? Qua đó giúp bạn nhận ra các bệnh lý của đường thở mũi và kịp thời đến thăm khám chuyên khoa.
Bài tập thở cơ hoành
Có một số bài tập và kỹ thuật thở bằng cơ hoành mà chúng ta có thể thực hiện tại nhà. Thường xuyên thực hiện các phương pháp thở bằng cơ hoành này có thể giúp bạn làm chậm nhịp thở để thở được dễ dàng hơn, củng cố sức mạnh cho cơ hoành, ít phải gắng sức khi thở, cũng như sử dụng ít năng lượng hơn trong quá trình thở.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng nên thở bằng cơ hoành khi cảm thấy được nghỉ ngơi và thư giãn. Vậy nên ngay cả khi bạn nằm cũng có thể luyện tập thở cơ hoành được:
Khi mới tập bạn có thể sẽ cảm thấy mệt vì cần nhiều sự nỗ lực hơn để sử dụng cơ hoành một cách chính xác nhất. Điều chỉnh thời gian và tần suất luyện tập tăng dần từ từ mỗi ngày.
Sau khi đã tập thở cơ hoành bằng tư thế nằm thành thạo rồi thì bạn có thể thử tập thở bằng tư thế ngồi. Điều này sẽ khó khăn hơn một chút nhưng bài tập có thể giúp tăng khả năng nhận thức, kiểm soát hơi thở của chính bản thân mình, đặc biệt nó còn hỗ rợ bạn có giấc ngủ ngon hơn và luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng.
Bài tập Mewing
Vị trí đặt lưỡi sai cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng thở miệng. Phương pháp Mewing là phương pháp định vị lại vị trí đặt lưỡi nhằm giúp gương mặt trông thon gọn hơn, giúp xương hàm trở nên đẹp hơn, từ đó cải thiện được nhiều bệnh lý, thói quen xấu như:
Dưới đây là các bước tập Mewing đúng cách:
Bước 1: Xác định vị trí đặt lưỡi ngay phần phía sau răng cửa, vì đầu lưỡi là phần dễ cảm nhận nhất.
Bước 2: Kéo căng môi (Hai hàm không cần thiết chạm vào nhau)
Bước 3: Nuốt nước bọt để đảm bảo toàn bộ lưỡi đã dính chặt vào hàm trên.
Bước 4: Khép môi lại và giữ ở vị trí đó tầm 20 - 30 phút.
Khoảng 1-2 tháng kể từ khi luyện tập, phương pháp Mewing mới bắt đầu hiệu quả. Tuy nhiên, để khuôn mặt cân đối và các thói quen xấu được loại bỏ hoàn toàn thì bạn cần chăm chỉ thực hiện trung bình là 8 tháng hoặc thậm chí 1 năm.
Trên đây, BookingCare đã đưa đến các thông tin về tác hại của thở miệng tới sức khỏe răng miệng và lời khuyên của bác sĩ nha khoa về các phương pháp cải thiện chứng thở miệng. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc quan tâm hơn về thở miệng và các bài luyện để có cách thở đúng để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.