Thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ
Thực đơn một tuần cho người bị máu nhiễm mỡ
Thực đơn một tuần cho người bị máu nhiễm mỡ - Ảnh: BookingCare

Thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ

Tác giả: - Xuất bản: 04/10/2023 - Cập nhật lần cuối: 04/10/2023
Một thực đơn lành mạnh, phù hợp sẽ hỗ trợ bạn đáng kể trong việc giảm tình trạng máu nhiễm mỡ, cải thiện sức khỏe tim mạch và tiết kiệm thời gian trong ngày.

Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa dinh dưỡng và sức khỏe. Việc lên kế hoạch cho bữa ăn có thể tạo ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe nói chung và tình trạng máu nhiễm mỡ nói riêng. Để giúp việc chuẩn bị và lập kế hoạch bữa ăn khỏe mạnh không cần phải tốn nhiều thời gian, hãy cùng BookingCare tham khảo thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ trong bài viết dưới đây.

Bài viết được kiểm duyệt và cố vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Yến.

Thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ

Người bị máu nhiễm mỡ nên ưu tiên các thực phẩm tốt cho tim mạch, chất béo không bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega-3. 

Người bị mỡ máu cao cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp kiểm soát cân nặng. Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) là chỉ số đánh giá một người béo, gầy hoặc có cân nặng lý tưởng. Dựa theo thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng ở người Việt Nam là từ 18.5- 22.9. Bạn cũng có thể tính nhanh cân nặng lý tưởng mình cần đạt dựa vào chiều cao như sau:

Cân nặng lý tưởng = (số lẻ của chiều cao*9) : 10

Cân nặng tối đa = số lẻ của chiều cao tính bằng cm

Cân nặng tối thiểu = (số lẻ của chiều cao*8) : 10

Ví dụ minh họa xây dựng thực đơn cho người bệnh nam giới có cân nặng 60Kg và cao 1m6

Cách xác định cân nặng lý tưởng  = (60*9): 10 = 54kg

Từ đó, chúng ta có thể tham khảo thực đơn như sau:

Thực phẩm

Số gam

Đơn vị thường dùng

Bữa sáng: Phở thịt nạc

Bánh phở

150g

Nửa bát to

Thịt lợn nạc

40g

7-8 miếng nhỏ

Nước xương, hành, ớt, chanh, rau thơm

Bữa trưa: Cơm, thịt gà rang gừng, đậu phụ luộc, rau luộc, canh rau, quả chín

Cơm

120g

2 lưng bát con cơm

Thịt gà rang gừng

Gà nạc 60g

Cả xương: 120g

Đậu luộc

65g

1 bìa

Rau muống luộc

250g

1 miệng bát con

Dầu ăn

10ml

2 thìa 5ml

Quả chín

150g

 

Bữa tối: Cơm, Thịt bò xào cần tỏi, thịt băm rim, rau luộc, quả chín

Cơm

120g

2 lưng bát con cơm

Thịt bò xào cần tỏi

Thịt bò

60g

10-15 miếng mỏng

Cần tỏi

30g

 

Thịt băm rim

30g

 

Canh cải xanh

200g

1 miệng bát con

Dầu thực vật

5g

1 thìa 5 ml

Lấy thực đơn bên trên làm tiêu chuẩn, người bị máu nhiễm mỡ có thể chủ động thay thế các món bằng thực phẩm tương đương để xây dựng menu phong phú hơn:

  • Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với 100g thịt bò nạc, thịt gà; 120g tôm, cá nạc; 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng cút; 200g đậu phụ
  • Nhóm chất bột đường: 100g gạo ( 2 lưng bát con cơm) tương đương với 100g miến, 100g bột mỳ; 100g phở khô; 100g  bún  khô; 170g bánh mỳ; 250g bánh phở  tươi; 300g  bún tươi; 400g khoai củ các loại.
  • Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.
  • Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm

Những lưu ý về chế độ ăn cho người bị máu nhiễm mỡ

  • Ăn các bữa ăn chính đúng giờ và đồ ăn nhẹ giúp duy trì năng lượng và kiểm soát cơn đói. Các đồ ăn nhẹ khuyến khích sử dụng là các loại hạt, , ngũ cốc, hoa quả họ cam quýt, quả mọng,...
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm tăng lượng chất dinh dưỡng và chất xơ, đồng thời kiểm soát lượng natri và calo.
  • Nếu có điều kiện thì có thể thường xuyên ăn các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá béo.
  • Kiểm soát lượng muối trong các món ăn của bạn.

Thực đơn dành cho người bị máu nhiễm mỡ cần được áp dụng lâu dài thậm chí suốt đời và được tư vấn bởi các bác sĩ dinh dưỡng. Mục tiêu của kế hoạch bữa ăn là giúp bạn lựa chọn thực phẩm làm giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết