Thuỷ châm điều trị bệnh gì? Một số bệnh lý ứng dụng thuỷ châm điều trị
Thuỷ châm điều trị bệnh gì? Một số bệnh lý ứng dụng thuỷ châm điều trị
Thuỷ châm điều trị bệnh gì? Một số bệnh lý ứng dụng thuỷ châm điều trị
Thuỷ châm điều trị bệnh gì? Một số bệnh lý ứng dụng thuỷ châm điều trị - Ảnh: BookingCare

Thuỷ châm điều trị bệnh gì? Một số bệnh lý ứng dụng thuỷ châm điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/01/2024 | Cập nhật lần cuối: 04/01/2024
Thuỷ châm không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh mà còn nhanh chóng khắc phục được căn nguyên gây bệnh nhờ có sự kết hợp giữa châm cứu và thuốc tiêm. Cùng  tìm hiểu thuỷ châm điều trị bệnh qua bài viết dưới đây. 

Thuỷ châm hay còn được gọi là tiêm thuốc vào huyệt, là một trong những phương pháp điều trị kết hợp Đông Tây y có hiệu quả cao. Vậy thuỷ châm điều trị bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Thuỷ châm điều trị bệnh gì? 

Thuỷ châm thường được áp dụng trong nhiều bệnh lý như: 

  • Các bệnh lý Thần kinh: chứng đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, viêm dây thần kinh hông to, người bệnh sau đột quỵ, đau dây thần kinh ngoại biên, đau thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh V, liệt dây thần kinh VII ngoại biên, bệnh dây thần kinh ngoại biên do đái tháo đường,…
  • Các bệnh lý Cơ xương khớp: thoái hoá xương khớp, , viêm khớp mạn tính, bong gân, đau căng cơ… 
  • Các bệnh lý Tiêu hoá: đau bụng, đau dạ dày, viêm ruột,… 
  • Các bệnh lý mạn tính: Bên cạnh đó, thuỷ châm kết hợp châm cứu và các phương pháp không dùng thuốc khác còn có tác dụng điều trị các căn bệnh mãn tính như hen phế quản, phục hồi di chứng sau đột quỵ, tăng huyết áp, viêm da cơ địa, mày đay mạn tính… hiệu quả. 
  • Ngoài ra, thủy châm còn được ứng dụng giúp giảm các tác dụng phụ sau hóa trị của người bệnh ung thư.
Thuỷ châm kết hợp giữa châm cứu y học cổ truyền và thuốc tiêm, mang đến hiệu quả cao
Thuỷ châm kết hợp giữa châm cứu y học cổ truyền và thuốc tiêm, mang đến hiệu quả cao - Ảnh: Freepik

Thuỷ châm được đánh giá cao vì hiệu quả mang lại trong điều trị nhiều bệnh lý. Phương pháp thuỷ châm không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh mà còn nhanh chóng khắc phục được căn nguyên gây bệnh nhờ có sự kết hợp giữa châm cứu (theo học thuyết kinh lạc y học cổ truyền) và thuốc tiêm (tại chỗ hoặc toàn thân). 

Một số bệnh lý ứng dụng thuỷ châm 

Điều trị đau vai gáy hoặc hội chứng cổ vai tay 

Thuỷ châm có tác dụng điều trị các triệu chứng và nguyên nhân đau, viêm do bệnh lý đau cổ vai gáy hay hội chứng cổ vai cánh tay. Bác sĩ có thể chỉ định thuỷ châm thuốc vào một số huyệt như: giáp tích vùng cổ - lưng trên, Kiên tỉnh, Kiên trinh, Kiên ngung, Đại trữ, …

Điều trị đau thần kinh tọa 

Đau thần kinh tọa do các nguyên nhân như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lưng, trượt đốt sống, hội chứng cơ hình lê, bác sĩ có thể chỉ định thuỷ châm một số loại thuốc như: vitamin 3B, vitamin B12, milgamma, methycobal, Golvaska… Thuỷ châm vào một số huyệt như: Giáp tích vùng thắt lưng, Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu, Trật biên…

Điều trị sau tai biến mạch máu não 

Sau tai biến mạch máu não, người bệnh gặp nhiều di chứng nặng nề về ý thức và cả vận động. Bác sĩ có thể chỉ định thuỷ châm một số thuốc như cerebrolysin, nucleo CMP, milgamma,… vào một trong các huyệt: Tam âm giao, Túc tam lý, Khúc trì, Mệnh môn… giúp tăng cường tác dụng của châm cứu lên các huyệt đặc hiệu, đồng thời giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh, tái tạo vỏ bao myelin…

Thuỷ châm ứng dụng điều trị các bệnh lý đau đầu, đau thần kinh toạ…
Thuỷ châm ứng dụng điều trị các bệnh lý đau đầu, đau thần kinh toạ… - Ảnh: Freepik

Điều trị đau đầu

Thủy châm thường được ứng dụng trong đau đầu do căng thẳng, đau đầu Migraine, đau nửa đầu. Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi thuỷ châm, tuỳ theo nguyên nhân mà có thể chọn thuốc tăng dẫn truyền thần kinh hoặc dinh dưỡng thần kinh. Thuỷ châm vào một số huyệt như: Phong trì, Thái dương, Đại trữ, Ấn đường, Suất cốc, Bách hội, Thiên trụ…

Ngoài các bệnh trên, thuỷ châm còn được ứng dụng trong nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, trước khi áp dụng thuỷ châm hay các phương pháp điều trị, bạn cần thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết