Thuỷ châm – phương pháp chữa bệnh Đông Tây y kết hợp
Thuỷ châm – phương pháp chữa bệnh Đông Tây y kết hợp
Thuỷ châm - phương pháp chữa bệnh Đông Tây y kết hợp
Thuỷ châm - phương pháp chữa bệnh Đông Tây y kết hợp - Ảnh: BookingCare

Thuỷ châm – phương pháp chữa bệnh Đông Tây y kết hợp

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 03/01/2024 | Cập nhật lần cuối: 04/01/2024
Thuỷ châm là gì? Những chỉ định và chống chỉ định trong thuỷ châm? Thuỷ châm được ứng dụng trong điều trị bệnh nào và quy trình ra sao? 

Thuỷ châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp giữa châm cứu với tác dụng của thuốc tiêm để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Cùng tìm hiểu về phương pháp thuỷ châm và những điều cần biết về phương pháp này qua bài viết dưới đây. 

Thế nào là thuỷ châm?

Thuỷ châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt), là một phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông - Tây y, phối hợp giữa tác dụng chữa bệnh của châm cứu theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền, với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm. Có những thuốc tiêm có tác dụng tại chỗ, có những thuốc có tác dụng toàn thân, khi được châm kim đưa thuốc vào huyệt giúp duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Có những phương pháp thuỷ châm nào? 

Thuỷ châm định vị: Khi mũi kim đã đưa đến đúng huyệt thì cố định mũi kim rồi bơm hết lượng thuốc đã định. 

Thuỷ châm từ nông đến sâu hoặc sâu đến nông: Khi mũi kim đã tìm đúng huyệt thì bắt đầu bơm thuốc chừng 0.1 – 0.2cc, sau đó rút kim lên chừng 0.1 – 0.2cm rồi lại bơm. Cứ như thế cho đến lúc hết thuốc thì mũi kim cũng vừa ra khỏi da. Ngược lại, cũng có thể bơm thuốc dần từ nông vào sâu cho tới đúng vị trí huyệt thì bơm hết thuốc. Phương pháp thuỷ châm này sẽ tránh đọng thuốc ở một chỗ đè vào các thớ thịt nhỏ gây đau cho người bệnh. 

Thuỷ châm kết hợp tiêm bắp, tiêm dưới da: Tìm đúng huyệt vị, sau đó tiêm một phần thuốc vào bắp thịt rồi từ từ kéo kim lên phần nông và tiêm nốt thuốc vào dưới da. Thuốc ở dưới da sẽ dự trữ và thấm dần dần. Việc áp dụng phương pháp thuỷ châm này sẽ giúp thuốc kích thích mạnh giảm nhẹ kích thích đối với bắp thịt và thần kinh. 

Các phương pháp thuỷ châm hiện nay
Các phương pháp thuỷ châm hiện nay - Ảnh: Freepik

Chỉ định và chống chỉ định trong thuỷ châm 

Chỉ định

Thuỷ châm ứng dụng điều trị trong nhiều bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau như: 

  • Bệnh lý xương khớp: Viêm khớp, đau khớp, đau căng cơ, tê mỏi chân tay, đau vai gáy, thoát vị địa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, đau thần kinh tọa. 
  • Di chứng bại liệt, phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não. 
  • Đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đau dây V, liệt VII ngoại biên, bệnh dây thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. 
  • Cao huyết áp, đau nửa đầu, đau đầu, thiểu năng tuần hoàn não, mất ngủ. 
  • Liệt dương, yếu sinh lý, di mộng tinh, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương. 
  • Bệnh tiêu hoá: đau bụng, đau dạ dày,…
  • Co giật, động kinh.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị trên người bệnh ung thư.
  • Viêm da cơ địa, mày đay mạn tính.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng trong các trường hợp thuộc diện cấp cứu. 
  • Người có sức khoẻ yếu, có tiền sử hoặc mắc bệnh tim, phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ kinh nguyệt. 
  • Cơ thể trong trạng thái không thuận lợi như lao động xong, mệt mỏi, đói, sợ hãi…
  • Không được dùng các thuốc mà người bệnh có tiền sử phản ứng với thuốc (vitamin B1, novocain…) 
  • Không được dùng các loại thuốc có tác dụng kích thích gây xơ cứng, hoại tử các  vùng có dây thần kinh và các cơ. 
  • Không được dùng các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc chống chỉ định với tiêm bắp, tiêm dưới da.
  • Không nên tiêm thuốc vào vùng da trầy xước, có vết thương, lở loét.

Liệu trình thuỷ châm 

  • Đối với các loại thuốc bổ, thường thường mỗi ngày thuỷ châm một lần, hoặc 2 ngày 1 lần trong vòng 1 – 2 tuần. Sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục liệu trình khác. 
  • Một số thuốc không dùng kéo dài, chỉ dùng đến khi hết cơn đau thì thôi. Như atropin dùng trong điều trị cắt cơn đau dạ dày, không dùng cho bệnh nhân có tiền sử tăng nhãn áp. 
Thuỷ châm được ứng dụng điều trị trong nhiều bệnh lý thuốc nhiều chuyên khoa khác nhau
Thuỷ châm được ứng dụng điều trị trong nhiều bệnh lý thuốc nhiều chuyên khoa khác nhau - Ảnh: Báo Đắk Lắk

Phòng và xử trí các tai biến trong thuỷ châm 

Một số tai biến có thể gặp phải khi thuỷ châm như: 

Choáng: Do bệnh nhân dị ứng với thuốc. Khi tiến hành thuỷ châm cần chuẩn bị đầy đủ phương tiện cấp cứu như chế độ tiêm thuốc đã quy định. Nếu xảy ra choáng cần cấp cứu như cấp cứu dị ứng thuốc. 

Chảy máu, tụ máu: Dùng bông gòn khô thấm máu, day nhẹ để tránh máu tụ dưới da. 

Đau: Tiêm thuốc vào dây thần kinh hoặc gân cơ gây đau tại chỗ, đau ít lâu sẽ khỏi. 

Gãy kim: Do người bệnh giãy dụa, cơ co cứng khi được thuỷ châm hoặc do kỹ thuật thuỷ châm quá thô bạo. Xử trí bằng cách rút kim nhẹ nhàng, nếu kim cong lựa chiều cong để rút, nếu kim gãy cần dùng panh để gắp kim ra nhẹ nhàng. 

Áp xe: Do vô trùng không tốt hoặc dùng thuốc quá hạn. Cần áp dụng đúng chế độ tiêm thuốc: vô trùng khi lấy thuốc, châm kim, trước khi thuỷ châm phải kiểm tra lại thuốc…

Trên đây là những thông tin về tác dụng của thuỷ châm và các loại thuốc thuỷ châm trong điều trị các vấn đề bệnh lý. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn đang muốn thuỷ châm điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết