Tiêu chảy ăn gì, kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người tiêu chảy
Tiêu chảy ăn gì, kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người tiêu chảy
Dinh dưỡng cho người tiêu chảy
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy - Ảnh: BookingCare

Tiêu chảy ăn gì, kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người tiêu chảy

Sản phẩm của: BookingCare
Người kiểm duyệt:
Xuất bản: 24/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 04/03/2024
Tiêu chảy ăn gì, kiêng gì là điều mà nhiều người quan tâm khi bị bệnh. Hãy cùng BookingCare tìm hiểu về những thực phẩm nên và không nên dùng khi bị tiêu chảy qua bài viết dưới đây. 

Tiêu chảy không chỉ gây tử vong do mất nước và điện giải mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Lý do chính là người bệnh ăn ít khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu dinh dưỡng bị giảm. Vậy tiêu chảy ăn gì, kiêng gì sẽ là chủ đề chính mà BookingCare chia sẻ tới bạn đọc qua bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng cho người tiêu chảy

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Bởi trẻ nhỏ thường ăn ít khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu dinh dưỡng bị giảm thấp. Bên cạnh đó, một số bệnh nhi tiêu chảy có liên quan tới cơ chế rối loạn hấp thu lactose. 

Vậy người bị tiêu chảy nên được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể tăng trưởng, phục hồi nhanh cân nặng và chức năng đường ruột? 

Dưới đây là danh sách các thực phẩm giúp bạn giải đáp chủ đề tiêu chảy ăn gì, kiêng gì”:

Thực phẩm nên dùng cho người bị tiêu chảy

Đối với người bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ, khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần. Không được hạn chế trẻ ăn và không nên pha loãng thức ăn. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như:

  • Sữa: Sữa mẹ luôn là ưu tiên số 1 đối với trẻ bị tiêu chảy. Trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào nếu đang bú mẹ cần được khuyến khích nên tiếp tục bú nhiều hơn và lâu hơn. Trừ trường hợp trẻ có tình trạng nghi ngờ dị ứng các thành phần có trong sữa mẹ. Đối với những trẻ có tình trạng bất dung nạp lactose hoặc tiêu chảy do virus có thể cân nhắc đổi sang các loại sữa không chứa lactose.
  • Rau củ quả tươi: Trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị rối loạn điện giải, đặc biệt là tình trạng hạ kali máu. Do đó nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu kali như chuối, nước dừa, các loại nước hoa quả tươi. Điều này không chỉ thúc đẩy quá trình tạo phân mà con cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tốt nhất là lựa chọn các loại rau củ quả theo mùa để đảm bảo thực phẩm tươi và an toàn và nên được nghiền nhỏ để dễ tiêu hóa.
  • Các loại thực phẩm giàu protein: Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới tình trạng mất protein qua ruột. Do đó các thực phẩm giàu protein như thịt gà, thịt lợn, cá, trứng,… luôn được khuyến khích sử dụng. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng trưởng tốt, phục hồi cân nặng và chức năng đường ruột sớm. 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ ăn kiêng hoặc ăn không đủ dinh dưỡng trong thời gian tiêu chảy có tỷ lệ cao mắc suy dinh dưỡng, đặc biệt là kéo dài thời gian tiêu chảy.

Thực phẩm không nên dùng người bị tiêu chảy

Ngoài những thực phẩm giàu dưỡng chất thì người bị tiêu chảy cũng cần tránh các thực phẩm:

  • Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, cứng như hạt ngũ cốc, quả ổi, rau sợi thô… Bởi chúng có thể dẫn tới tình trạng khó tiêu.
  • Những thực phẩm quá nhiều đường như các loại nước ngọt công nghiệp vì chúng có thể gây tiêu chảy thẩm thấu và làm nặng thêm tình trạng mất nước.
  • Những chất kích thích như cafein, trà, đồ uống có ga cũng nên hạn chế sử dụng vì chúng gây kích thích đường tiêu hóa tăng tiết axit, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Thực phẩm tươi sống cần hạn chế sử dụng trong thời gian bị tiêu chảy. Bởi hệ thống đường ruột chưa ổn định, cơ thể rất dễ nhiễm các tác nhân nhiễm trùng khác khi thực phẩm chưa được chế biến sạch.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn.

Hy vọng dựa vào những thông tin này bạn có thể xây dựng một chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng và cách chăm sóc cho người tiêu chảy. Bởi dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ thể tăng trưởng, phục hồi nhanh cân nặng và chức năng đường ruột. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare