Tiêu chảy cấp do virus Rota là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe đối với bản thân người nhiễm mà còn tạo nên thách thức lớn trong việc duy trì sức khỏe cộng đồng.
Cùng tìm hiểu về tiêu chảy do Rotavirus qua bài viết dưới đây để thấy được sự nguy hiểm của chúng.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus, hay còn được biết đến là nhiễm trùng đường ruột do Rotavirus, đứng đầu danh sách các nguyên nhân gây ra tiêu chảy nặng nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Rotavirus thuộc họ virus dạng vòng, được phân thành 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.
Đặc tính sống lâu trong môi trường nước làm tăng khả năng lây nhiễm của virus Rota.. Chúng nhanh chóng tấn công vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, gây ra tiêu chảy nặng, mất nước và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở các quốc gia đang phát triển, hàng năm có khoảng hơn 125 triệu trường hợp tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là ở nhóm dưới 12 tháng tuổi.
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã xác định Rotavirus là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chỉ đứng sau chỉ sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân, khi thời tiết mưa, lạnh và ẩm ướt. Trong khi ở miền Nam, bệnh có thể xảy ra quanh năm, với đỉnh điểm vào tháng 3 và tháng 9.
Thống kê cho thấy: Rotavirus chiếm 56% số trẻ nhập viện vì viêm dạ dày ruột cấp, và mỗi năm, tỷ lệ tử vong do Rotavirus dao động khoảng 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì bất kỳ nguyên nhân gì.
Năm 1973 khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử mảnh sinh thiết biểu mô tá tràng của một em bé chết vì bệnh tiêu chảy cấp. Ruth Bishop và các cộng sự tại bệnh viện nhi đồng Hoàng Gia Melbourne đã phát hiện thấy một virus có đường kính 70nm, sau này được đặt tên là Rotavirus do hình dạng đặc biệt của hạt virus. Dựa trên các đặc điểm về hình thái học, Rotavirus được xếp vào họ Reoviridae.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus lan truyền với tốc độ nhanh, chủ yếu thông qua đường tiếp xúc phân - miệng và qua tay - miệng. Virus Rota có khả năng tồn tại trên các bề mặt phổ biến như đồ chơi, bàn ghế, tay vịn, trong nước, hoặc trên da.
Trẻ dễ bị nhiễm virus Rota khi tiếp xúc với phân của những người đang mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên nhiễm virus Rota qua tay bẩn của mình. Khi trẻ sử dụng đồ chơi hoặc chạm vào các bề mặt chứa virus rồi đưa tay lên miệng, virus có thể dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ, gây ra bệnh.
Những trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus thường đào thải lượng siêu vi lớn. Mỗi 1ml phân từ trẻ mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus có thể chứa hơn 10.000 tỷ Rotavirus, trong khi chỉ cần ít hơn 10 virus này là đủ để gây nhiễm bệnh cho con người.
Trẻ khi bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ bệnh từ 1-7 ngày, trung bình 2-3 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do Rotavirus bao gồm:
Người lớn có thể nhiễm virus khi tiếp xúc với bệnh nhân nhưng ít khi biểu hiện các triệu chứng lâm sàng và virus thường ít được tìm thấy trong phân.
Loại mẫu bệnh phẩm: Lấy máu tĩnh mạch bệnh nhân ly tâm lấy huyết thanh.
Phương pháp xét nghiệm: Dùng các kỹ thuật khuếch tán miễn dịch trên thạch, trung hòa trên tế bào thận khỉ bào thai, ức chế ngưng kết hồng cầu thụ động, miễn dịch phóng xạ, phát hiện IgM xuất hiện sớm đặc hiệu, miễn dịch phóng xạ hoặc phản ứng kết hợp bổ thể để tìm kháng thể trong máu bệnh nhân.
Chỉ sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu vì tỷ lệ nhiễm virus ở quần thể dân cư khá cao nên chẩn đoán huyết thanh xác định kháng thể kháng virus Rota ít có ý nghĩa chẩn đoán.
Một số bệnh cũng gây triệu chứng tiêu chảy như tả, thương hàn, E.Coli và một số bệnh tiêu chảy khác: Phân lỏng, nhầy nhưng không có máu, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với tiêu chảy do vi khuẩn.
Bệnh tiêu chảy do virus Rota là bệnh cấp tính, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do mất nước và điện giải. Vì vậy, chỉ có phương pháp chẩn đoán nhanh phát hiện virus từ bệnh phẩm là có giá trị nhất đối với bệnh nhân.
Điều trị Rotavirus là vấn đề hết sức quan trọng trong giảm thiểu biến chứng và giảm tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng. Hiện nay chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu với Rotavirus. Phương pháp điều trị chủ yếu và bồi hoàn nước và điện giải, tăng cường thể trạng cho bệnh nhân.
Rotavirus lây lan qua đường tiêu hóa, nhất là trong quá vệ sinh, ăn uống hàng ngày. Vì vậy việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng.
Vệ sinh ăn uống: Sữa dùng cho trẻ phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh. Dụng cụ đựng thức ăn của trẻ phải được khử trùng cẩn thận. Người mẹ phải giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ cho con bú.
Xử lý và tẩy uế những chất thải và đồ dùng có liên quan đến bệnh nhân.
Miễn dịch thụ động do kháng thể được truyền từ mẹ qua nhau thai có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng do virus Rota.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ thường không bị bệnh nặng trong 6 tháng đầu sau khi sinh, vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến cáo với tất cả bà mẹ.
Năm 2006, đã có 2 loại vacxin sống giảm độc lực dùng theo đường uống phòng bệnh do Rotavirus gây ra được cấp phép sử dụng: Rotarix của hãng GlaxoSmithKline và RotaTeq của hãng Merck & Co., Inc. Nhờ có vacxin ra đời, tỷ lệ mắc Rotavirus đã giảm đáng kể, góp phần đẩy lùi bệnh trong cộng đồng.
Trên đây là tổng quan về tiêu chảy cấp do Rotavirus - một vấn đề sức khỏe quan trọng đặt ra đối với trẻ em trên toàn cầu. Bệnh không chỉ lan truyền một cách nhanh chóng, mà còn đặt ra nguy cơ cao về tình trạng tử vong đối với trẻ nhỏ.
Việc hiểu rõ về cách virus Rota lây nhiễm, cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị rất quan trọng nhằm giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của bệnh lý này. Đồng thời giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tiêu chảy do Rotavirus đúng cách, hạn chế các biến chứng đáng tiếc xảy ra.