Tiểu rắt ở nữ giới: nguyên nhân, cảnh báo bệnh lý và cách điều trị
Tiểu rắt ở nữ giới: nguyên nhân, cảnh báo bệnh lý và cách điều trị
Tiểu rắt ở nữ giới
Tình trạng tiểu rắt ở nữ giới gây ra nhiều phiền toái - Ảnh: BookingCare

Tiểu rắt ở nữ giới: nguyên nhân, cảnh báo bệnh lý và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 26/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 26/02/2024
Tiểu rắt ở nữ là hiện tượng khá phổ biến. Tìm hiểu thêm thông tin về nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị tình trạng này, giúp bạn đọc kiểm soát và quản lý sức khỏe tốt hơn.

Tình trạng tiểu rắt ở nữ giới có thể gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc theo dõi, thăm khám và điều trị kịp thời tiểu rắt giúp phụ nữ cải thiện sinh hoạt, sự tự tin và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Các triệu chứng tiểu rắt ở nữ

Các trường hợp nữ mắc tiểu rắt có thể xuất hiện một số triệu chứng thường gặp như sau:

  • Một số trường hợp muốn tiểu đột ngột và không kịp nén.
  • Có cảm giác muốn tiểu gấp khi vận động, nhất là khi đang tập thể dục.
  • Tiểu nhiều lần trong ngày và đêm.
  • Cảm thấy đau, buốt hoặc rát trong quá trình đi tiểu

Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tiểu rắt ở nữ, bao gồm:

  • Yếu tố cơ bản: suy giảm chức năng đàn hồi của cơ bàng quang, cơ cương hậu của ống tiểu làm giảm khả năng kiểm soát tiểu tiện.
  • Sinh đẻ và tuổi tác: quá trình mang thai, sinh con và mãn kinh có thể làm suy yếu cơ bàng quang, dẫn đến tiểu rắt.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm và làm suy yếu cơ bàng quang. Người bệnh khi đi tiểu nếu cảm thấy đau ở bên trong hoặc trên xương mu thường liên quan đến đường tiết niệu.
  • Nhiễm trùng đường sinh dục, viêm âm đạo, viêm âm hộ,... Nếu người bệnh đi tiểu có cảm giác đau ở bên ngoài thường liên quan đến các vấn đề ở âm đạo.
  • Tiếp xúc hoặc sử dụng nhiều chất kích thích như cafein, rượu bia hoặc nước ngọt, dị ứng với các chất tẩy rửa quần áo...
  • Các bệnh lý khác: một số bệnh lý như viêm cơ bàng quang, liệt cơ bàng quang, các khối u trong khu vực tiết niệu có thể gây tiểu rắt ở nữ.

Các bệnh lý liên quan đến tiểu rắt ở nữ

Cũng giống như các trường hợp nam giới bị tiểu rắt, tình trạng này kéo dài ở nữ có thể cảnh báo nguy cơ của một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu,...

  • Viêm cơ bàng quang, viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo,...

  • Viêm nhiễm đường sinh dục
  • Các khối u ở hệ tiết niệu: u bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi thận, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng...
  • Tiểu rắt có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, làm người bệnh cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Điều trị tiểu rắt ở nữ

Điều trị tiểu rắt ở nữ có thể áp dụng một số phương pháp khác nhau bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: thực hiện lối sống lành mạnh, uống nước nhiều vào ban ngày và giảm dần về đêm, hạn chế tiêu thụ rượu bia, cà phê, nước ngọt,...
  • Vật lý trị liệu: thông qua các bài tập Kegel, các bài tập tăng cường cơ bàng quang,... để cải thiện khả năng kiểm soát tiểu tiện.
  • Các loại thuốc: một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tiểu rắt ở nữ như: thuốc kháng sinh, thuốc tăng cường cơ bàng quang và thuốc kháng cholinergic.
  • Điều trị ngoại khoa: bao gồm các phương pháp xung điện, can thiệp laser và phẫu thuật,... có thể được áp dụng trong một số trường hợp nặng như sỏi hệ tiết niệu,...

Chăm sóc và phòng ngừa chứng tiểu rắt ở nữ

Ngoài việc điều trị, bạn đọc cũng nên chú ý đến quá trình chăm sóc và phòng ngừa nhằm quản lý và giảm thiểu nguy cơ mắc các triệu chứng tiểu rắt ở nữ. Một số biện pháp bao gồm:

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng dung dịch vệ sinh, thay đồ lót hàng ngày... để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề liên quan khác.
  • Giữ cân bằng nước, uống đủ nước để duy trì sự cân bằng của cơ thể, giảm dần lượng nước nạp vào cơ thể về cuối ngày, tránh uống quá nhiều chất kích thích (rươu, caffein,...)
  • Điều chỉnh thói quen đi tiểu: cố gắng đi tiểu khi cảm thấy đầy bụng nhưng không được nhịn quá lâu, kiểm soát tình trạng tiểu đột ngột.
  • Thực hiện các bài tập hỗ trợ chức năng các cơ bàng quang nhằm giảm thiểu tình trạng tiểu rắt. 
  • Hỗ trợ, động viên tâm lý người bệnh giúp giảm căng thẳng và tăng cường sự tự tin trong quá trình điều trị.

Trên đây là một số thông tin về tiểu rắt ở nữ. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn đọc cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết