Tìm hiểu ngay: Các phương pháp điều trị bệnh lao phổi
Điều trị bệnh lao phổi
Điều trị bệnh lao phổi - Ảnh: BookingCare

Tìm hiểu ngay: Các phương pháp điều trị bệnh lao phổi

Tác giả: - Xuất bản: 25/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 25/12/2023
Bệnh lao phổi có thể điều trị bằng những phương pháp nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi, nhiều người bệnh rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng vì đây là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh lao phổi điều trị bằng cách nào?

Nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì cơ hội chữa khỏi bệnh lao là rất cao. Thời gian chữa bệnh dài hay ngắn, hiệu quả điều trị ra sao còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi người bệnh, khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc, sức khỏe tổng thể, mức độ bệnh mắc phải,... bệnh lao được điều trị bằng thuốc 

Hầu hết các trường hợp nhiễm lao tiềm ẩn đều được điều trị trong ba hoặc bốn tháng. Bệnh lao hoạt động có thể được điều trị trong bốn, sáu hoặc chín tháng. Các chuyên gia điều trị bệnh lao sẽ xác định loại thuốc nào là tốt nhất cho người bệnh.

Dưới đây là phác đồ điều trị được xây dựng cho bệnh nhân mắc lao phổi lần đầu theo Chương trình Chống lao Quốc gia:

  • Giai đoạn tấn công (trị trong 2 tháng) dùng kết hợp 4 loại thuốc: rifampicine, pyrazinamide, isoniazide, ethambutol (hoặc streptomycine);
  • Giai đoạn duy trì (6 tháng tiếp theo) dùng 2 loại là ethambutol và isoniazide.

Những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh lao

Để có thể tiêu diệt vi khuẩn lao trong cơ thể và ngăn chặn hình thành những thể khuẩn lao khàng thuốc mới, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ.

  • Uống thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn
  • Không ngừng thuốc giữa chừng ngay cả khi các triệu chứng đã dần mờ nhạt. Nếu sau quá trình điều trị lao, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển khả năng kháng thuốc, nó có thể trở thành bệnh lao đa kháng thuốc (MDR). Khi xảy ra trường hợp này, việc điều trị bệnh lao sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
  • Một số thuốc điều trị bệnh lao có thể gây ra tác dụng phụ như: đau bụng, nôn mửa, ăn mất ngon, nước tiểu có màu đậm khác thường, tiêu chảy, da vàng, mắt vàng, giảm cân, mệt mỏi, phát ban,...
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu cơ thể không thích nghi tốt, không có chuyển biến tốt hoặc xuất hiện tác dụng phụ nguy hiểm, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được xem xét đổi thuốc nếu có thể.

Bên cạnh việc điều trị bệnh lao bằng thuốc, người bệnh cần xây dựng một tinh thần lạc quan, vui vẻ, có chế độ dinh dưỡng khoa học và thường xuyên rèn luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng. Những yếu tố này đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết