Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đau cổ vai gáy

Tác giả: - Xuất bản: 24/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 04/12/2023
Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đau cổ vai gáy
Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đau cổ vai gáy - Ảnh: BookingCare
Phần lớn nguyên nhân gây ra chứng đau cổ vai gáy là do tác nhân bên ngoài gây ra, do đó chúng ta có thể phòng ngừa bệnh bằng cách giảm thiểu sự tác động của các tác nhân này.

Đau cổ vai gáy là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải, ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân của tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như tư thế ngồi sai lệch, căng thẳng tinh thần, hoặc chấn thương vùng cổ vai gáy. Nắm được những nguyên nhân gây nên bệnh sẽ giúp chúng ta biết được cách phòng bệnh hợp lý.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ vai gáy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ vai gáy, chủ yếu là do các bệnh lý Cơ Xương Khớp gây ra, cụ thể như sau:

  • Căng cơ: Các cơ liên kết trên vùng cổ vai gáy khi bị căng căng có thể gây cảm giác cứng và đau, và có thể lan ra khu vực lân cận.
  • Chấn thương mô mềm: Các cơn đau vùng cổ vai gáy có thể xuất phát từ chấn thương mô mềm liên quan đến cơ, gân và dây chằng. Người bệnh có thể có triệu chứng đi kèm như cứng vùng cổ vai gáy, đau đầu và co thắt cơ bắp.
  • Thói quen sinh hoạt:: Thói quen sai trong sinh hoạt, lao động hoặc khi chơi thể thao trong thời gian dài có thể dẫn đến căng cơ và gân vùng cổ vai gáy, ví dụ như ngủ trên gối quá cao, ngồi trước máy tính hoặc điện thoại ở tư thế căng cổ về phía trước hoặc ngửa lên, hoặc đột ngột giật cổ khi tập thể dục.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Khi tuổi càng cao, cột sống cổ có thể bị thoái hóa, dẫn đến co rút và chèn ép các dây thần kinh cổ. Tình trạng hẹp lỗ liên hợp đốt sống có thể gây đau từ cổ xuống vai, tay theo rễ thần kinh.
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi vòng xơ đĩa đệm cổ bị rách và lớp nhân nhầy bên trong bị tràn ra ngoài, có thể gây chèn ép thần kinh. Nếu đĩa đệm ở cột sống cổ dưới thoát vị, đau ở vùng xương bả vai có thể kèm theo đau cổ. Có thể xuất hiện các dấu hiệu như ngứa ran, nóng rát hay tê ở vùng cổ vai gáy
  • Viêm đám rối thần kinh cánh tay, có thể gây đau lan ra cổ và đau nhức như điện giật. Triệu chứng đi kèm có thể bao gồm ngứa ran, tê, yếu vai, cánh tay và bàn tay.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau cổ vai gáy

Phần lớn các nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy đều là do tác nhân bên ngoài chứ không phải bẩm sinh. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh lý này bằng các thói quen sau:

  • Thực hành tư thế ngồi và đi đúng cách: Đảm bảo bạn ngồi và đi với tư thế đúng, tức là cổ, vai và lưng được thẳng hàng
  • Thường xuyên tập giãn cơ và tập thể dục: Các bài tập giãn cơ vùng cổ, vai và cánh tay giúp tránh trường hợp bị căng cơ, gây đau cổ vai gáy
  • Thường xuyên di chuyển: Nếu bạn phải ngồi suốt cả ngày, hãy đảm bảo bạn vận động và đi lại ít nhất mỗi 30 phút. Đứng dậy và di chuyển sẽ giúp giảm căng thẳng trên cổ và vai.
  • Sử dụng các biện pháp hỗ trợ: Các hoạt động lặp đi lặp lại có thể gây căng thẳng cho cổ và vai. Trong trường hợp không thể tránh được, hãy tìm cách giảm thiểu căng thẳng bằng cách sử dụng các phương tiện hỗ trợ. Ví dụ, nếu bạn phải nói chuyện điện thoại nhiều, hãy sử dụng tai nghe để không phải dùng cổ và vai để giữ điện thoại. Hãy sử dụng ghế ngồi có đệm lưng và hỗ trợ để đảm bảo vị trí ngồi đúng cách

Để tránh đau cổ vai gáy, hãy chú ý đến các nguyên nhân tiềm ẩn để từ đó, áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bằng cách duy trì tư thế làm việc đúng, tập luyện thể chất thường xuyên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ đau cổ vai gáy và duy trì sức khỏe toàn diện..

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết