Tổng hợp các thông tin về trồng răng Implant
Tổng hợp các thông tin về trồng răng Implant
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu nhất dành cho người bị mất răng - Ảnh: BookingCare

Tổng hợp các thông tin về trồng răng Implant

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 18/07/2024 | Cập nhật lần cuối: 19/07/2024
Trồng răng Implant còn được gọi là cắm Implant hay cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu nhất dành cho người bị mất răng. Đây là phương pháp cấy trụ Implant vào xương hàm để thay thế chân răng đã nhổ và một mão sứ được gắn lên trụ đóng vai trò như một chiếc răng thật để ăn nhai.

Nếu bạn có răng bị các bệnh lý và được chỉ định nhổ bỏ thì có thể chọn trồng răng Implant để thay thế các răng bị mất. Trồng răng Implant không những đảm bảo chức năng ăn nhai mà còn tránh tình trạng tiêu xương hàm quá nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Trồng răng Implant là gì?

Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là phương pháp phẫu thuật được tiến hành để đặt trụ Implant vào xương hàm, nhằm thay thế cho phần chân răng đã nhổ. Một khoảng thời gian sau (khoảng 3 - 6 tháng), khi trụ Implant dính chặt vào xương hàm (gọi là quá trình tích hợp xương), một mão răng sứ sẽ được gắn lên trên để tạo ra một chiếc răng giống hệt như thật.

Cấu tạo của răng Implant gồm có: trụ Implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. 

  • Trụ Implant: đóng vai trò thay thế cho phần chân răng được cấy trực tiếp vào khung xương hàm, sự liên kết chặt chẽ này giúp nâng đỡ phần mão răng sứ bên trên. Hầu hết các trụ Implant đều được chế tác từ Titanium tinh khiết, một loại vật liệu an toàn, tương thích sinh học với cơ thể con người.  
  • Khớp nối abutment: là phần chốt kim loại hình trụ đặt ở chính giữa giúp kết nối mão răng sứ với trụ Implant bên dưới. Khớp nối abutment thường được chế tác từ các hợp chất kim loại hoặc sứ. Chúng đóng vai trò như cùi răng giúp nâng đỡ cho phần mão răng sứ bên trên.
  • Mão răng sứ: là phần răng giả bên trên, được chế tác từ sứ với hình dạng và màu sắc tương tự như răng thật. Giai đoạn làm mão răng sứ cũng là bước cuối cùng để hoàn thiện một chiếc răng Implant hoàn chỉnh.
Cấu tạo răng Implant
Cấu tạo của răng Implant gồm: trụ Implant, khớp nối abutment và mão răng sứ bên trên. 

Trồng răng Implant giá bao nhiêu?

Trồng răng Implant có rất nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các phương pháp phục hồi răng khác do đó trồng răng Implant giá bao nhiêu là mối quan tâm của rất nhiều người.

Trung bình giá trồng răng Implant trên thị trường hiện nay sẽ giao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, tùy theo số lượng và chất lượng trụ Implant được cấy. Mức giá trồng răng Implant sẽ giao động từ 17.000.000 đồng - 34.000.000 đồng/trụ, tùy thuộc vào xuất xứ và thương hiệu.

Ngoài ra, khách hàng còn phải chi trả thêm cho loại phục hình sứ trên Implant, mức giá dao động từ 3 đến 8 triệu đồng cho một răng.

Ưu và nhược điểm trồng răng Implant

Cấy ghép Implant có ưu điểm gì mà được nhiều người ưa chuộng và bình chọn là giải pháp tốt nhất cho người mất răng?

Ưu điểm trồng răng Implant

  • Khôi phục chức năng ăn nhai chắc chắn như răng thật
  • Phù hợp với hầu hết các trường hợp mất răng
  • Khôi phục thẩm mỹ, tự nhiên như răng thật
  • Ngăn ngừa biến chứng do mất răng, bảo tồn xương hàm
  • Bảo tồn răng thật tối đa
  • Độ bền cao, có thể sử dụng trên 20 năm

Nhược điểm trồng răng Implant

  • Kỹ thuật phức tạp, được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
  • Chi phí tương đối cao
  • Implant có thể bị đào thải vì không tích hợp vào xương hàm (lung lay và rơi Implant).

Quy trình trồng răng Implant

Quy trình trồng răng Implant được chia làm nhiều giai đoạn, khách hàng cần phải đến phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện nhiều lần trước khi hoàn tất. Sau khi thăm khám và thống nhất kế hoạch điều trị cho người bệnh, quy trình trồng răng Implant thường sẽ diễn ra như sau:

  • Nhổ răng hư tổn nếu có và chờ cắm hoặc cắm Implant tức thì
  • Chuẩn bị xương hàm (ghép xương) nếu cần
  • Đặt trụ Implant sau khi đã dựng hình và có máng định vị
  • Chờ xương hồi phục quanh Implant 4 tuần hoặc 3 – 6 tháng hoặc không cần chờ mà phục hình tức thì (đối với cắm Implant tức thì)
  • Đặt khớp nối với Implant để làm răng sứ trên Implant
  • Đặt răng giả trên Implant
  • Hẹn tái khám theo lịch với bác sĩ điều trị.

Các trường hợp nào nên trồng răng Implant

Phương pháp trồng răng Implant thích hợp cho mọi trường hợp mất răng. Tuy nhiên, bạn cần đến phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để được khám, tư vấn phù hợp.

Các trường hợp có thể trồng răng Implant:

  • Răng bị hư tổn quá nhiều, không thể điều trị và phải nhổ bỏ. Lúc này có thể trồng răng Implant để tránh trường hợp bị tiêu xương hàm đi quá nhiều.
  • Răng bị nha chu nặng không thể giữ. Bạn có thể trồng răng Implant ngay hoặc nếu không đủ xương hàm để lưu giữ trụ Implant thì cần ghép xương sau đó tiến hành đặt Implant.
  • Những người mất răng nhưng trước đây đã từng phục hình bằng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ nhưng không cải thiện nhiều, có thể chọn phương án trồng răng Implant để khắc phục.

Những ai có thể cấy ghép Implant?

Bất kì ai đã đến tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi), có sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh mãn tính đều có thể thích hợp để cắm Implant. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh cần giữ sức khỏe ổn định trước khi cắm để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Chỉ định cắm Implant trong các trường hợp:

  • Người bị mất 1 răng hoặc nhiều răng vĩnh viễn.
  • Không bị bệnh tiểu đường.
  • Người có các bệnh lý như huyết áp cao hay có vấn đề về nha chu phải được điều trị ổn định trước khi tiến hành cấy ghép Implant.

Các phương pháp trồng răng Implant hiện nay

Trồng răng Implant có thể đơn lẻ (1 trụ) hoặc nhiều trụ, có thể làm hàm tháo lắp trên răng cấy ghép Implant.

  • Implant đơn lẻ: Đối với trường hợp khách hàng bị mất một hoặc mất nhiều răng (nhưng các răng mất không liền kề nhau) có thể thực hiện phương pháp trồng răng Implant đơn lẻ tại từng vị trí răng đã mất.
  • Cầu răng sứ trên Implant:
    • Cầu răng sứ là phương pháp được áp dụng đối với trường hợp khách hàng bị mất 3 răng liên tiếp.
    • Bác sĩ sẽ tiến hành cắm Implant ở 2 vị trí mất răng ngoài cùng. Sau đó bọc mão sứ bắc cầu cho cả 3 răng. Lúc này, 2 răng được trồng bằng trụ Implant sẽ là 2 răng đỡ cho cả dãy 3 răng bị mất.
  • Implant toàn hàm: Implant toàn hàm là giải pháp phục hồi răng toàn diện cho người mất răng toàn bộ nhưng muốn có được hàm răng trắng sáng, ăn nhai tự nhiên và cố định vào xương hàm.

Sự khác nhau giữa cắm Implant tức thì và trì hoãn

Đối với phương pháp cắm Implant trì hoãn (phương pháp cắm Implant truyền thống), Implant thường được cấy vào xương hàm sau 6 - 8 tháng nhổ răng, sau cấy sẽ đợi thời gian tích hợp xương (6 tháng với hàm trên và 3 tháng với hàm dưới) rồi mới được gắn răng sứ. Bệnh nhân tốn khá nhiều thời gian để có một chiếc răng mới.

Lĩnh vực nha khoa ngày càng phát triển, các phương pháp mới ra đời nhằm giúp bệnh nhân có thể rút ngắn thời gian chờ đợi. Cắm Implant tức thì nghĩa là sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ trồng trụ Implant thay thế cho răng mất trong cùng một buổi phẫu thuật.

Sau khi thực hiện trồng răng Implant, trong vòng 1 giờ bạn không được nhai thức ăn. Trong từ 3-5 giờ sau, bạn có thể ăn những thức ăn loãng, nguội và tránh nhai vào những vị trí vừa cấy ghép Implant.

Cấy ghép Implant là phương pháp thay thế cho các răng đã mất với nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại hiệu quả ăn nhai như trên răng thật. Tuy nhiên, giá thành trồng răng Implant tương đối cao và yêu cầu bác sĩ cấy ghép phải có trình độ chuyên môn cao. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết