Tổng hợp những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng

Tác giả: - Xuất bản: 11/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 11/12/2023
Đau thắt lưng ở phụ nữ
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng - Ảnh: BookingCare
Đau thắt lưng là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó một số nguyên nhân gây đau thắt lưng phổ biến như tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, chấn thương lưng,...

Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải một lần trong đời, ngay cả khi bạn không có chấn thương trước đó hoặc có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Dưới đây là một số nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng.

Đau thắt lưng không phải lúc nào cũng nghiêm trọng và thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau thắt lưng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Đau thắt lưng là tình trạng phổ biến

Phần dưới cùng của lưng - cột sống thắt lưng chỉ có 5 đốt sống - ít hơn cột sống cổ và cột sống ngực (vùng giữa lưng). Vùng cột sống thắt lưng là nơi mà xương sống kết nối với vùng chậu, là nơi chịu sức nặng trọng lượng phần trên cơ thể. Do vậy, khu vực này cũng phải chịu nhiều chuyển động và căng thẳng, điều này có thể dẫn đến hao mòn, tổn thương.

Cũng bởi lý do trên, đau thắt lưng (đau lưng dưới) là tình trạng khá phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở phụ nữ.

Nguyên nhân hàng đầu gây đau thắt lưng

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng:

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp - sự thoái hóa chậm của các khớp cột sống - là nguyên nhân gây đau thắt lưng phổ biến nhất.

Mọi người đều trải qua quá trình lão hóa theo tuổi tác và nhóm người cao tuổi dễ mắc viêm cột sống dịnh khớp, đau thắt lưng. Bởi khi sụn giữa các khớp bị phá vỡ, các mô xung quanh có thể bị viêm. Sự viêm và sự mòn của sụn tăng ma sát trong các khớp, gây đau ở vùng thắt lưng.

Chấn thương lưng

  • Bị ngã hoặc tai nạn có thể gây chấn thương lưng dẫn đến đau thắt lưng
  • Căng cơ và bong gân ở lưng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng. Bạn có thể bị tổn thương cơ, gân hoặc dây chằng khi nâng vật quá nặng hoặc nâng không đúng tư thế. Một số người bị căng lưng do hắt hơi, ho, vặn người hoặc cúi xuống.

Một số chấn thương lưng có thể xảy ra đột ngột và gây tổn thương nhanh, trong khi một số tiến triển chậm theo thời gian. 

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhày lồi ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm xảy ra phổ biến nhất ở vùng cột sống thắt lưng, gây ra đau ở vùng thắt lưng và các khu vực khác.

Các yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên, có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển đau thắt lưng, bao gồm:

  • Hút thuốc: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hút thuốc và đau thắt lưng. Hút thuốc làm tăng viêm trong cơ thể và ngăn cản quá trình tự phục hồi của cơ thể.
  • Béo phì: Tình trạng béo phì cũng liên quan đến nhiều loại đau mạn tính, bao gồm đau thắt lưng. Trong những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, áp lực lên cột sống tăng, là yếu tố nguy cơ dẫn đến đau thắt lưng.
  • Lười vận động: Lối sống ít vận động, ngồi nhiều có thể tăng nguy cơ phát triển đau thắt lưng.
  • Tình trạng bệnh lý khác: Khối u cột sống, nhiễm trùng, sỏi thân, phình động mạch chủ bụng và một số loại ung thư có thể gây đau thắt lưng. 
  • Tác động của yếu tố bên ngoài (thay đổi thời tiết): Người bệnh có thể cảm thấy tình trạng đau ở vùng thắt lưng tăng thêm vào những ngày trời lạnh hoặc khi thời tiết đổi. Nguyên nhân do nhiệt độ bên ngoài thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh, nhiệt độ giảm, sự lưu thông máu bên trong các tế bào cơ bắp sẽ giảm theo và điều đó gây ra sự giảm đàn hồi của cơ bắp, gây co cứng cơ và gây đau.

Khi nào người bệnh nên thăm khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, đau ở vùng thắt lưng sẽ tự khỏi. Nhưng nếu có các tình trạng dưới đây người bệnh nên thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa:

  • Cơn đau kéo dài từ 4 tuần trở lên.
  • Cơn đau ngày càng trở nên tệ hơn theo thời gian.
  • Người bệnh có các triệu chứng khác như sốt, giảm hoặc tăng cân, mất chức năng hoặc yếu tay chân, vấn đề về tiểu tiện,...
Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết