Tổng quan về tật viễn thị, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Tổng quan về tật viễn thị, dấu hiệu và phương pháp điều trị
Tật viễn thị
Viễn thị là trường hợp người bệnh gặp khó khăn khi quan sát các vật thể ở gần - ảnh: BookingCare

Tổng quan về tật viễn thị, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 26/02/2024 | Cập nhật lần cuối: 27/02/2024
Tật khúc xa bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. Trong đó, viễn thị là tình trạng mắt không thể nhìn thấy các vật thể ở gần, nhưng lại có thể nhìn thấy các vật thể ở xa. Tật viễn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Viễn thị là một trong ba loại tật khúc xạ. Viễn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi gây ra những ảnh hưởng đến phạm vi và khả năng quan sát của người bệnh. Tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân của tật viễn thị

Nguyên nhân viễn thị là do giác mạc dẹt quá hoặc trục trước - sau của cầu mắt ngắn quá, khiến hình ảnh không hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường mà hội tụ ở phía sau võng mạc. Khi đó, mắt cần một thấu kính cầu hội tụ phù hợp để đưa ảnh về đúng võng mạc.

Viễn thị làm cho người lớn nhanh bị mỏi mắt gây nhức đầu, làm việc kém hiêụ quả. Với trẻ nhỏ viễn thị có nguy cơ gây nhược thị, lác (lé) đặc biệt trong trường hợp lệch khúc xạ hai mắt.

Tật viễn thị có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt sau đây có nguy cơ cao mắc tật viễn thị hơn so với các nhóm còn lại, bao gồm:

  • Có cha, mẹ hoặc các thành viên trong gia đình trước đó từng mắc tật viễn thị.
  • Người đã qua tuổi dậy thì.
  • Người làm việc trong môi trường ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.

Triệu chứng của tật viễn thị

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bị viễn thị gồm:

  • Giảm khả năng nhìn gần 
  • Mỏi mắt khi tập trung quan sát trong thời gian dài, đặc biệt là khi làm việc với các thiết bị điện tử.
  • Phải nheo mắt để nhìn rõ các vật ở gần.
  • Mỏi mắt khi tập trung quan sát trong thời gian dài, đặc biệt là khi làm việc với các thiết bị điện tử.
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Nếu không được khắc phục và cải thiện, viễn thị có thể gây ra một số hậu quả biến chứng như: 

  • Giảm hiệu suất học tập và làm việc do mỏi mắt, giảm sự tập trung gây mỏi mắt, nhức đầu: người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đọc sách, làm việc với máy tính, bài giảng trực tuyến hoặc làm việc với các công cụ cần nhìn rõ vật ở gần.
  • Gây nguy hiểm khi tham gia các hoạt động, đặc biệt là lái xe, chơi thể thao hoặc vận hành máy móc cỡ lớn,...
  • Lác mắt: trẻ bị viễn thị thường phải điều tiết nhiều nên mắt có xu hướng xoay vào trong, gây lác trong ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ.
  • Nhược thị: Trẻ bị viễn thị nặng hoặc bất đồng khúc xạ hai mắt có thể dẫn đến nhược thị, là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em gây suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng việc chỉnh kính. Nhược thị nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn, mất cân bằng thị giác 2 mắt và khó khăn trong việc quan sát và định vị không gian.

Chẩn đoán và điều trị tật viễn thị

Để chẩn đoán và điều trị tật viễn thị, người bệnh cần đến thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để xác định cụ thể mức độ và nguyên nhân cụ thể mắc viễn thị. Một số phương pháp chẩn đoán phổ biến gồm:

  • Kiểm tra thị lực: thông qua việc đọc các dòng chữ trên bảng kiểm tra thị lực từ khoảng cách khác nhau để đánh giá nguy cơ mắc bệnh.
  • Đo khúc xạ chủ quan và khách quan
  • Kiểm tra đánh giá sự bình thường hoặc bất thường trên giác mạc: đo kính cong giác mạc bằng các thiết bị chuyên dụng để xác định nhân viễn thị do giác mạc .
  • Đo trục nhãn cầu: xem có ngắn hơn bình thường không

Dựa chẩn đoán xác định, người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp điều trị viễn thị phổ biến như:

Viễn thị ở trẻ lớn và người lớn:

  • Đeo kính cầu hội tụ (số có dấu cộng): giúp hội tụ ảnh từ sau về đúng võng mạc
  • Người bệnh có thể mang kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm những việc khác ở khoảng cách gần.
  • Phẫu thuật: giúp giảm hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn việc đeo kính trong những trường hợp viễn nặng hoặc không muốn đeo kính,…
    Tuy nhiên, phương pháp này không an toàn như đeo kính vì có thể xảy ra một số biến chứng sau mổ
  • Đeo kính cận là phương pháp phổ biến để tăng khả năng tập trung ánh sáng trên võng mạc, giúp giảm triệu chứng cải thiện và thị lực.
vien-thi-dieu-tri-bang-kinh
Sử dụng kính đeo là một trong các biện pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân viễn thị - Ảnh: Canva.com

Cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng viễn thị

Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ, người bị viễn thị cần quan tâm một số lưu ý để kiểm soát nguyên nhân viễn thị, cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng tại nhà như sau:

  • Hạn chế việc tiếp xúc với tác nhân gây căng thẳng mắt (nguồn sáng mạnh, nguồn sáng xanh như màn hình máy tính, điện thoại di động, sách báo,...) trong thời gian dài.
  • Bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh sáng, sử dụng kính râm hoặc mũ nón để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn sáng chói từ bóng đèn.
  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa, có lợi cho mắt như các loại thực phẩm giàu vitamin A, omega-3 và các khoáng chất như kẽm, vitamin D (gan động vật, dầu cá, thịt đỏ, cá ngừ cá hồi, khoai lang, cà rốt, đậu mắt đen, các loại rau lá xanh, ớt chuông,...).
  • Sử dụng các loại thuốc, thực phẩm bổ sung chống lão hóa và tăng cường dưỡng chất cho mắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện thăm khám định kỳ nhằm kiểm soát nguy cơ viễn thị:
    • Đối với người lớn: khám mắt từ 1 - 2 năm/lần từ 40 tuổi trở lên. Trường hợp mắc các bệnh lý nền, người bệnh cần kiểm tra mắt thường xuyên hơn (1 - 2 lần/năm).
    • Đối với trẻ em: thực hiện kiểm tra viễn thị khi 6 tháng tuổi, 3 tuổi; kiểm tra 2 năm/lần với trẻ trên 6 tuổi.

Viễn thị là dị tật mắt có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào và có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để làm giảm và kiểm soát nguy cơ viễn thị, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định các biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp. 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết