Top 8 triệu chứng trào ngược dạ dày
Top 8 triệu chứng trào ngược dạ dày
triệu chứng trào ngược dạ dày
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày là gì? - Ảnh: BookingCare

Top 8 triệu chứng trào ngược dạ dày

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 21/08/2023 | Cập nhật lần cuối: 28/12/2023
Tìm hiểu triệu chứng trào ngược trong bài viết dưới đây cùng BookingCare.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý dạ dày thường gặp. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể gây tổn thương và biến chứng do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và đường hô hấp.

Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày là gì? Hãy tham khảo những triệu chứng BookingCare chỉ ra dưới đây.

Bài viết được cố vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Hứa Thúy Vi.

Triệu chứng Trào ngược dạ dày

Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thường diễn ra dai dẳng tuy nhiên đôi khi lại không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể thay đổi từ người này sang người khác. Vậy nên khi thấy xuất hiện một nhóm triệu chứng hoặc nghi ngờ sức khỏe đường tiêu hóa có vấn đề thì bạn cũng nên tìm gặp bác sĩ để nhận được chẩn đoán chính xác.

1. Ợ nóng, ợ chua

Người bệnh sẽ ợ hơi thường xuyên để đẩy bớt lượng khí trong dạ dày ra ngoài, giảm khó chịu cho dạ dày. Ợ nóng là do dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo cảm giác nóng rát từ xương ức lan tới cổ họng. Axit dạ dày cũng khiến cho người bệnh có cảm giác chua ở miệng.

Khi nói đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nghĩa là tình trạng trào ngược, ợ chua, ợ nóng mạn tính, thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

2. Buồn nôn, nôn

Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ.

Triệu chứng này thường xảy ra nhất là sau khi ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn, hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn.

3. Đắng miệng

Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.

4. Đau tức vùng thượng vị

Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh có cảm giác bị co thắt hoặc đè nén ở ngực và các vị trí xung quanh. Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.

Tuy nhiên, bạn cần tránh nhầm lẫn với các bệnh tim mạchbệnh phổi khi có cùng triệu chứng.

5. Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng. Khi bị trào ngược dạ dày, cơ thể sinh ra phản ứng tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit này. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể nuốt phải nhiều khí hơn, gây ợ hơi, ợ nóng.

6. Khó nuốt

Sự tiếp xúc thường xuyên giữa thực quản và axit dạ dày làm niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy. Do đó, đường ống dẫn thức ăn sẽ trở nên hẹp hơn làm người bệnh có cảm giác nuốt khó, vướng ở cổ.

7. Đau tức ngực

Tình trạng khó thở, đau tức ngực tuy không xảy ra thường xuyên nhưng cũng có khá nhiều người bệnh mắc phải tình trạng này. Trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà đôi khi cả thức ăn bị tràn lên thực quản, làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu.

Trào ngược axit thường gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể di chuyển lên cổ và họng, thậm chí tạo ra một cơn đau rát ở ngực dưới. 

8. Khàn giọng và ho

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với acid dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.

Ngoài 8 dấu hiệu trào ngược dạ dày phổ biến trên, người bệnh còn có thể nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu lâm sàng khác như:

  • Đối với người lớn: Mắc phải hoặc dễ tái phát những bệnh liên quan đến tai mũi họng, hầu, thanh quản hoặc phế quản – phổi.
  • Đối với trẻ em thông qua những biểu hiệu nôn, ọc sữa qua đường mũi và miệng, chậm tăng cân, có khả năng bị suy dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu máu kéo dài nằm ở mức đáng báo động để nhận viết bệnh trào ngược dạ dày.

Đặc biệt, người có bệnh sử bị hen suyễn cũng dễ bị bùng phát bệnh hơn người khác nên cần chú trọng hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm rõ các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày để điều trị sớm và kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp biến chứng.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare