Trả lời: Làm xét nghiệm Triple test có cần làm thêm Double test không?

Tác giả: - Xuất bản: 14/11/2023 - Cập nhật lần cuối: 20/11/2023
lam-double-test-roi-co-can-lam-triple-test-nua-khong
Việc thực hiện xét nghiệm Triple test có cần thiết không khi đã thực hiện xét nghiệm Double test - ảnh: BookingCare
Câu hỏi thực hiện xét nghiệm Double test có cần làm Triple test không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Trong thai kỳ, các mẹ bầu thường được tư vấn thực hiện xét nghiệm, tuy nhiên nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa của hai xét nghiệm này.

Thắc mắc làm xét nghiệm Double test có cần thêm thực hiện thêm xét nghiệm Triple test không là điều nhiều mẹ bầu băn khoăn. Hai xét nghiệm này đều có vai trò quan trọng trong sàng lọc và đánh giá nguy cơ xuất hiện các dị tật mang tính di truyền của thai nhi. Vậy có cần thiết thực hiện cả hai xét nghiệm này không?

So sánh xét nghiệm Double test và Triple test

Xét nghiệm Double test và Triple test là hai xét nghiệm quan trọng trong việc xem xét, sàng lọc nguy cơ dị tật ở thai nhi. Đặc biệt, những mẹ bầu trên 35 tuổi, từng có tiền sử sảy thai, thai lưu, mang thai tật di truyền, đái tháo đường hoặc nhiễm virus trong quá trình mang thai được khuyến cáo thực hiện hai xét nghiệm này.

Tuy nhiên, giữa hai xét nghiệm này có một số điểm khác biệt về thời gian thực hiện, yếu tố xét nghiệm và kết quả đánh giá.

Yếu tố so sánh Double test Triple test
Chẩn đoán Các dị tật hình sinh học, đặc biệt là hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18). Nguy cơ dị tật ống thần kinh, hội chứng Down, Edwards và hội chứng thừa NST 13 ( Trisomy 13).
Yếu tố xét nghiệm Mức độ hCG
Mức độ PAPP - A
Mức độ hCG
Mức độ Estriol
Mức độ AFP
Thời điểm thực hiện Tuần 10 - 14 của thai kỳ Tuần 15 - 20 của thai kỳ
Độ chính xác Tỷ lệ phát hiện: 90 - 95%
Tỷ lệ sai dương: 5%
Tỷ lệ phát hiện: 90 - 95%
Tỷ lệ sai dương: 2 - 5%
Độ tin cậy và khả năng dự đoán Đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng ở thai nhi, làm căn cứ cho việc quyết định thực hiện các xét nghiệm tiếp theo. Đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng chi tiết hơn.

Thực hiện xét nghiệm Double test rồi có cần làm Triple test không?

Nhìn chung, việc thực hiện xét nghiệm Triple test sau khi đã thực hiện xét nghiệm Double test không phải bắt buộc. Nếu xét nghiệm Double test cho kết quả bình thường, không phát hiện nguy cơ dị tật thì mẹ bầu không cần thực hiện thêm xét nghiệm Triple test ở giai đoạn sau.

Trong trường hợp xét nghiệm Double test không có kết quả rõ ràng, mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm Triple test trong thời gian sau hoặc kết hợp các xét nghiệm khác để đánh giá cụ thể hơn về nguy cơ dị tật của thai nhi.

Xét nghiệm Double test thường được sử dụng để đánh giá nguy cơ thai nhi bị mắc các bệnh dị tật hình sinh học như: hội chứng Down, hội chứng Edwards. Xét nghiệm đo lường mức độ hCG (human Chorionic Gonadotropin) và PAPP-A (pregnancy-associated plasma protein-A) và đưa ra kết quả sơ bộ về nguy cơ mắc bệnh nhưng không đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sai dương của Double test cao hơn nên các mẹ bầu cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có thông tin chính xác. Xét nghiệm Triple test mở rộng phạm vi của Double test bằng cách bổ sung xét nghiệm hCG, Estriol và AFP. Xét nghiệm này đánh giá nguy cơ mắc các bệnh dị tật hình sinh học chi tiết hơn.

Tuy nhiên, xét nghiệm triple Test thực hiện thực hiện muộn hơn so với Double test, tỷ lệ sàng lọc dị tật bẩm sinh chưa cao, phải kết hợp với nhiều yếu tố khác để cho ra chẩn đoán cuối cùng.

Việc làm xét nghiệm Double test có cần thiết thực hiện thêm Triple test hay không phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe, bệnh lý của mẹ bầu. Các mẹ bầu cần đến trực tiếp các cơ sở y tế theo đúng tuổi thai quy định để được bác sĩ tư vấn, chỉ định và hướng dẫn thực hiện xét nghiệm mang thai tối ưu và phù hợp.