Trẻ bị ho? Sai lầm trong điều trị nhiều phụ huynh mắc phải
Ho giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp của trẻ. Nếu thấy trẻ bị ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt... ba mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khám cẩn thận.
Ho là một phản xạ của cơ thể để tống virus ra ngoài, bảo vệ đường hô hấp của trẻ. Khi đường hô hấp có những tác nhân xấu như: khói thuốc, khói xe, bụi, virus, vi khuẩn… thì phản xạ cơ thể sẽ ho để tống chúng ra ngoài.
Ở trẻ em, ho cũng giống như sổ mũi, sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại những “kẻ lạ”, bảo vệ cơ thể. Ho là triệu chứng, không phải là bệnh.
Trong mọi trường hợp trẻ bị ho, lời khuyên luôn là đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán. Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể tìm hiểu về cách phân biệt tiếng ho qua bài viết BookingCare chia sẻ dưới đây để có thể bình tĩnh xử trí khi con bị ho.
Phân biệt các loại ho thường gặp ở trẻ
Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em. Cụ thể như sau:
Phân loại | Nguyên nhân | Biểu hiện & đánh giá |
Ho khan | Có thể do cảm lạnh, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi... Do thay đổi thời tiết, hít phải bụi, khói. | Thường kèm theo ngứa họng, khàn giọng, mất giọng |
Ho có đờm | Thường liên quan đến bệnh hô hấp mạn tính. Cũng có thể là triệu chứng còn lại sau khi bị đau họng, viêm tắc mũi, viêm xoang. | Loại ho này gây ra bởi chất dịch nhầy ở đường hô hấp dưới của trẻ. Ho có đờm thường kèm theo tình trạng khạc ra chất nhầy, khó thở khiến trẻ rất mệt mỏi. |
Ho gà | Mặc dù có thể có ở bất kỳ lứa tuổi nào, ho gà hầu hết xảy ra ở trẻ bé hơn 1 tuổi, đặc biệt ở trẻ chưa được tiêm chủng. | Thường ho thành cơn dài, ho liên tục và kết thúc cơn ho bằng một cái hít sâu tạo ra tiếng “ót” giống con gà kêu. Trẻ thường kèm theo sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. |
Ho và thở khò khè | Có thể do bé bị hen hoặc bị viêm phế quản. Hoặc nghiêm trọng hơn là do trẻ ho sặc vật lạ vào phổi. | Trẻ thở khò khè, phát ra âm thanh khi thở ra Khi trẻ ho kèm thở khò khè, ba mẹ cần đưa bé đi khám tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Nhi. |
Ho và sốt | Ho và sốt thường là do cảm lạnh Nếu ho và sốt từ 39 độ C thì có thể bé bị viêm phổi, nhất là khi thở nhanh và yếu. Ba mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. | Ho, sốt nhẹ kèm sổ mũi |
Ho và nôn trớ | Do ho nhiều, gây kích thích phản xạ hầu họng, gây ói | Thông thường, tình trạng này không đáng lo ngại, trừ khi trẻ ho, ói không ngừng. |
Nếu thấy trẻ bị ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài, suy kiệt... ba mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khám cẩn thận.
Khi chưa đi khám ngay được, có thể chọn cách khám và tư vấn từ xa qua video để bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Trẻ bị ho bao lâu thì khỏi?
Ho là một triệu chứng tốt cho cơ thể, là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống xuất đờm hay virus ra khỏi cơ thể và phòng ngừa viêm phổi (chứ không phải ho nhiều làm trẻ bị viêm phổi).
- Trong một đợt cảm, thường trẻ sẽ ho khoảng 10 ngày - 2 tuần. Giai đoạn đầu trẻ sẽ ho khan, ho ít.
- Sau 4 - 5 ngày, hệ thống niêm mạc trong đường thở, trong cổ họng, phế quản… sẽ tiết ra những chất nhầy đờm để tiêu diệt siêu vi và cường độ ho sẽ tăng rất nhiều.
- Thông thường, vào ngày thứ 5 - 6 trẻ sẽ ho rất dữ dội. Đây là lúc trẻ sắp hết ho.
Tuy nhiên, phụ huynh không được chủ quan, một số trường hợp ho cần được thăm khám và điều trị sớm như:
- Ho kéo dài hơn 2 tuần
- Có dấu hiệu suy hô hấp: thở nhanh, co lõm ngực bụng, cánh mũi phập phồng
- Có tiếng rít hoặc tiếng bất thường khi hít thở
- Lừ đừ, mệt, tái xanh
- Nôn ói nhiều, có dấu hiệu mất nước (môi khô, khóc không ra nước mắt…)
- Sốt cao
- Trẻ dưới 6 tháng
- Hoặc đi khám khi bố mẹ cảm thấy lo lắng.
Trẻ bị ho: Chỉ điều trị bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã ban hành lệnh cấm không cho trẻ dưới 4 tuổi uống thuốc trị ho khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những trẻ từ 4 - 6 tuổi muốn uống thuốc trị ho cần phải có ý kiến bác sĩ. Trẻ trên 6 tuổi có thể tự dùng thuốc ho theo đúng hướng dẫn sử dụng. Vì vậy, việc bố mẹ tự ý mua thuốc trị ho cho con dưới 6 tuổi ở hiệu thuốc là hết sức nguy hiểm.
Bên cạnh đó, rất nhiều phụ huynh hỏi mua kháng sinh trị ho tại các hiệu thuốc. Phụ huynh nên lưu ý là kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn, không diệt được virus. Trong khi 99% các trường hợp ho ở trẻ là do cảm virus. Dùng kháng sinh còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Không giúp rút ngắn thời gian bị ho
- Không phòng ngừa được các biến chứng như viêm tai giữa, viêm hô hấp trên hay viêm phổi…
- Khiến trẻ bị tiêu chảy, dị ứng, lở loét ở môi, đường tiêu hóa thậm chí sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng
- Nguy cơ kháng kháng sinh nên những lần sau bị ốm cần kháng sinh mạnh hơn, đến một thời điểm nào đó các loại kháng sinh cũng không còn tác dụng thì trẻ sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi thông qua ứng dụng khám chữa bệnh từ xa qua video để được tư vấn dùng thuốc đúng cách.
Cách giúp trẻ giảm ho tại nhà
Dù có khuyến cáo không dùng thuốc trị ho cho trẻ dưới 4 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ, nhưng không có nghĩa là ba mẹ để kệ trẻ tự khỏi. Vì nếu ho nhiều, ho dữ dội trẻ sẽ nôn ói, không ngủ được, khó chịu…
Để giúp trẻ bị ho dễ chịu hơn, bố mẹ có thể dùng cách cách sau:
- Cho bé uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước táo (nhất là cho trẻ từ 3 tháng – 1 tuổi chưa dùng được mật ong)
- Massage ngực và bụng cho trẻ để giữ ấm, giúp trẻ dễ chịu
- Tắm nước ấm, tăng cường độ ẩm để giúp trẻ dễ chịu hơn
- Cho trẻ ăn súp gà (trẻ trên 6 tháng)
- Nâng cao đầu bé khi ngủ: bạn nên nâng đệm hoặc nâng giường lên sẽ an toàn hơn là dùng gối vì dùng gối tăng nguy cơ tử vong đột ngột khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
- Súc miệng nước muối (với bé trên 4 tuổi hoặc bé biết nhổ thành thạo)
- Nếu bé bị ho và sổ mũi bạn có thể kết hợp rửa mũi, nhỏ mũi...
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ho nhất bởi sức đề kháng còn yếu. Trẻ lại hay chạy nhảy nên thường ra nhiều mồ hôi nhưng trẻ không biết tự lau, lại mải chơi mà không chú ý tự giữ ấm cho cơ thể... Khi trẻ bị ho nhiều cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
2.https://suckhoedoisong.vn/bat-benh-qua-tieng-tre-ho-n140066.html
3. https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/khoa-nhi/nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-tre-nho-bi-ho.html
4. https://suckhoedoisong.vn/tre-bi-ho-dung-thuoc-nhu-the-nao-n73502.html
Nội dung trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý điều trị mà cần phải tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trong các bài viết gây ra.
Đội ngũ BookingCareChúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc và các nhà chuyên môn về nội dung bài viết này.
Bài viết liên quan
Top 7 bệnh viện, phòng khám Nhi Hà Nội uy tín (Phần 2)
Bệnh bại não: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Địa chỉ điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em uy tín tại Hà Nội
Khám và điều trị trẻ dậy thì sớm ở đâu tốt tại Hà Nội
3 Bác sĩ chuyên khoa nội tiết trẻ em giỏi tại Hà Nội
4 địa chỉ khám và điều trị bệnh nội tiết trẻ em uy tín ở Hà Nội
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Đi khám thông minh
- Cơ xương khớp
- Thần kinh
- Tim mạch
- Tiêu hóa
- Cột sống
- Tai Mũi Họng
- Bệnh dạ dày
- Cộng hưởng từ (MRI)
- Bệnh đại tràng
- Bệnh Tâm thần
- Thoát vị đĩa đệm
- Chụp PET CT
- Viêm gan
- Nội Soi Tiêu Hóa
- Bệnh Giấc ngủ
- Đau đầu
- Chụp CT-Scan
- Sản phụ khoa
- Viêm Mũi Xoang
- Nhi Khoa
- Bệnh Da liễu
- Thần kinh thực vật
- Rối loạn tiền đình
- Zona thần kinh
- Trầm Cảm
- Hậu môn Trực tràng
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Gan nhiễm mỡ
- Huyết áp thấp
- Siêu âm thai
- Hen - Dị ứng - Miễn dịch
- Nam học
- Bệnh Hô hấp
- Tai Mũi Họng Trẻ em
- Thận - Tiết niệu
- Nội tiết
- Trị Liệu - PH Chức Năng
- Chuyên khoa Mắt
- Khám Tổng quát
- Gan - Mật
- Chấn thương Chỉnh hình
- Nha khoa
- Ung bướu
- Nội thần kinh
- Ngoại thần kinh
- Vô sinh - Hiếm muộn
- Tim mạch Nhi
- Thần kinh nhi
- Tiêu hóa nhi
- Hô hấp trẻ em
- Mắt trẻ em
- Dị ứng - Miễn dịch trẻ em
- Nội tiết trẻ em
- Truyền nhiễm trẻ em
- Viêm Amidan
- Viêm V.A
- Y học cổ truyền
- Châm cứu
- Lão khoa
- Trị liệu Thần kinh Cột sống
- Lưu ý khi đi khám
- Chân dung Bác sĩ
- Bài viết TP.HCM
- Bác sĩ online
- Xét nghiệm Y học
- Sức khỏe tinh thần
- Review khám chữa bệnh
- Tác giả
- Dịch vụ phẫu thuật
- Sản phẩm Y tế
- Da liễu Thẩm mỹ
- Xét nghiệm TPHCM
- Xét nghiệm Hà Nội
- Chương trình khuyến mãi
- English
- Viêm dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Trồng răng Implant
- Nhổ răng khôn
- Chạy bộ & Leo Núi