Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì?

Tác giả: - Xuất bản: 05/12/2023 - Cập nhật lần cuối: 06/12/2023
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì?
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì? - Ảnh: BookingCare
Trẻ bị tay chân miệng thường gặp các nốt phồng rộp trong khoang miệng, chính vì vậy gây ra vấn đề khó khăn trong ăn uống. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn để giúp trẻ dễ chịu hơn và mau chóng bình phục.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, thường gây ra các triệu chứng như viêm họng, phát ban ở tay, chân, miệng. Khi mắc bệnh, việc chăm sóc dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi mắc tay chân miệng. Phụ huynh có thể tham khảo để thuận tiện cho quá trình chăm sóc trẻ tại nhà.

Thực phẩm nên ăn khi mắc bệnh tay chân miệng

Các thực phẩm mà trẻ nên ăn khi mắc tay chân miệng:

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Bởi trẻ có các vết phồng rộp trong miệng, nên sẽ gây khó khăn khi ăn. Phụ huynh nên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như mì, cháo, bánh mì mềm.

Rau củ, trái cây tươi

Rau củ và trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hãy chọn những loại rau củ như cà chua, rau cải, cà rốt, bí ngô.

Một số loại trái cây mềm như chuối, thanh long, na, đu đủ, dưa hấu,... để tránh kích thích niêm mạch miệng.

rau củ, trái cây tươi tốt cho trẻ mắc tay chân miệng
Rau củ, trái cây tươi tốt cho trẻ mắc tay chân miệng - Ảnh: Freepik

Chú trọng bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Đa dạng các nguồn thực phẩm để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với nguồn protein từ thịt, cá, trứng,... giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng bị mất nước.

Thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh tay chân miệng

Một số thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục và có thể gây kích ứng các vết phồng rộp của trẻ: 

  • Thực phẩm cay nồng: Đồ ăn cay, nồng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng, làm tăng đau rát.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Đường có thể  kích thích vi khuẩn và virus phát triển, gây ra các triệu chứng nặng hơn.
  • Thực phẩm có hạt cứng, khó nhai nuốt: Hạt cứng như hạt điều, hạt dẻ cười có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và gây đau rát.
  • Thực phẩm chứa axit hoặc gây rát: Đồ uống có axit như nước cam, chanh, dứa… có thể làm các vết phồng rộp ở miệng thêm đau.
  • Thực phẩm có chất bảo quản: Tránh thực phẩm chứa  chất bảo quản có thể gây kích ứng.
  • Thực phẩm mà bé dị ứng gây phát ban, gây ngứa…

Ngoài việc chú ý đến việc ăn uống, việc giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tay chân miệng. Hãy rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với dịch tiết người mắc bệnh để tránh lây nhiễm.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng của bệnh tay chân miệng kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.