Bằng cách biết nhận diện các dấu hiệu cảnh báo giai đoạn nguy hiểm, bạn có thể nắm bắt tình hình bệnh tiểu đường của mình đang ngày một trở nặng nhằm kịp thời đến các cơ sở y tế để can thiệp và điều trị, ngăn ngừa chúng trở nên ngày một nặng hơn. Tìm hiểu về các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây từ BookingCare.
Truy cập ngay "Sống khỏe với bệnh Tiểu đường" - Giải pháp toàn diện cho người bệnh Tiểu đường. Người bệnh có thể đặt khám online, đặt lịch xét nghiệm, đặt khám trực tiếp và sử dụng các tiện ích hỗ trợ: hỏi đáp MIỄN PHÍ với bác sĩ Tiểu đường, lưu và theo dõi chỉ số đường huyết,...
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 1
- Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, bắt đầu có các phản ứng tự miễn xảy ra và tấn công tế bào beta tuyến tụy trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường máu vẫn ở mức bình thường và hầu như không có triệu chứng
- Giai đoạn 2: Các tế bào beta liên tiếp bị phá hủy dẫn đến bị thiếu hụt hormone Insulin trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao trên giới hạn cho phép do không dung nạp glucose
- Giai đoạn 3: Sự thiếu hụt Insulin đi kèm với dư thừa glucose trong máu dẫn đến xuất hiện các biểu hiện rõ ràng và tiến triển nhanh chóng với các triệu chứng điển hình (4 nhiều): ăn nhiều - uống nhiều - tiểu nhiều - sụt cân nhanh mệt mỏi nghiêm trọng. Các biến chứng trên mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân xuất hiện khá rõ rêt. Trường hợp không được phát hiện và kiểm soát sớm, triệu chứng có thể phát triển nhanh và đột ngột gây ra nhiễm toan ceton hoặc hạ đường huyết cấp tính có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2
- Giai đoạn 1: Đã có sự đề kháng insulin xảy ra ở các tế bào cơ, mỡ và gan. Những tuyến tụy vẫn bù đắp cho hiện tượng này bằng các tiết ra nhiều insulin hơn
- Giai đoạn 2: Đây chính là giai đoạn tiền tiểu đường, các tế bào trở nên kháng insulin đến mức lượng insulin tiết ra không đủ để đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường. Trong giai đoạn này, lượng đường trong máu vẫn cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.
- Giai đoạn 3: Sự đề kháng insulin vẫn đang diễn ra và lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao hơn trên giới hạn cho phép
- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, đường huyết tăng cao trong thời gian dài bắt đầu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim mạch, thận, thần kinh, mắt, bàn chân,...
Có thể thấy rằng, bệnh lý tiểu đường khi ở giai đoạn cuối, dù là tuýp 1 hay tuýp 2 thì đều là giai đoạn xuất hiện triệu chứng kèm các biến chứng nghiêm trọng, rất khó kiểm soát.
Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Một số những triệu chứng của cơ thể cho thấy bệnh tiểu đường của bạn đã tiến triển đến giai đoạn cuối:
- Phù nề một số bộ phận hoặc toàn thân: Bộ phận dễ bị phù nề nhất ở người bệnh tiểu đường là bàn chân. Vì nhiều lý do, bao gồm biến chứng thận, lượng máu tuần hoàn kém, ít lưu thông, xung huyết ở tim,... dẫn đến bàn chân của người bệnh tiểu đường bị phù nề, sưng tấy, da bị lõm khi ấn vào,...
- Protein niệu: Đây là một trong các biểu hiện của biến chứng về thận ở người bệnh tiểu đường. Đường huyết cao khiến hoạt động lọc máu ở cầu thận cũng phải tăng cường, xuất hiện lượng lớn albumin trong nước tiểu. Nếu bệnh tiếp tục phát triển sẽ có nhiều albumin trong nước tiểu hơn, dẫn đến triệu chứng protein niệu, thậm chí, còn có thể phát triển thành hội chứng thận hư
- Xuất huyết võng mạc: Tình trạng đường huyết cao và kéo dài gây ảnh hưởng đến các mao mạch máu tại võng mạc, không chỉ khiến tầm nhìn bị mờ mà còn gây xuất huyết võng mạc
- Suy tim: Biến chứng mạch máu làm xơ cứng động mạch khiến tim co bóp nhiều hơn gây mệt mỏi kéo dài, khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, phù nề tay chân hoặc nặng hơn có thể tử vong vì các cơn nhồi máu hay rung nhĩ đột ngột.
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có nhiều biểu hiện lâm sàng. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tích cực làm việc với bác sĩ và tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ đồng thời chú ý kiểm soát tốt đường huyết ở ngưỡng mục tiêu. Cố gắng giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn một cách khoa học để đạt được mục tiêu điều trị tốt nhất để bệnh tiểu đường không còn là nỗi ám ảnh của chính bạn.