Sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở trẻ em. Triệu chứng của bệnh này có thể biến đổi và phức tạp, do đó, việc nhận biết và hiểu rõ các triệu chứng là rất quan trọng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ.
Dưới đây là một số triệu chứng chính của sốt xuất huyết ở trẻ em cũng như cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em đa dạng và phức tạp, diễn biến nhanh từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn đầu tiên của sốt xuất huyết là giai đoạn sốt. Trẻ có thể bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ nhỏ có thể trở nên quấy khóc và bứt rứt, trong khi trẻ lớn hơn thì có thể có cảm giác đau đầu, chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể trải qua các triệu chứng như đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt. Thường có chấm xuất huyết dưới da và có thể có chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.
Sau giai đoạn sốt, trẻ sẽ đi vào giai đoạn nguy hiểm. Giai đoạn này thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Trẻ có thể vẫn còn sốt hoặc sốt đã giảm đi, nhưng có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm do bị thoát huyết tương.
Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp.
Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…
Đến giai đoạn phục hồi, sau giai đoạn nguy hiểm 48 - 72 giờ, trẻ hết sốt, tổng trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều.
Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt, số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, nhưng muộn hơn so với số lượng bạch cầu.
Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị dưới đây có thể được áp dụng để giảm triệu chứng và chăm sóc, hỗ trợ quá trình phục hồi cho trẻ:
Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì trẻ cần nhập viện điều trị:
Đặc biệt với các trẻ càng nhỏ càng phải theo dõi sát vì nguy cơ diễn tiến và trở nặng của bệnh vì trẻ càng nhỏ sẽ không biết mô tả rõ triệu chứng.
Để phòng ngừa sự lây lan của sốt xuất huyết và bảo vệ sức khỏe của trẻ, bạn có thể tham khảo các biện pháp phòng bệnh sau:
Nhìn chung, ở trẻ em, đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có một số trẻ sẽ có biểu hiện nặng như: chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.