Đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Triệu chứng của căn bệnh này có thể gây đau nhức, tê liệt, và khó chịu ở vùng hông, đùi và chân
Triệu chứng biểu hiện khi mắc thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là hiện tượng đau tại dây thần kinh tọa - dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, xuất phát từ đốt cột sống thắt lưng, chạy dài từ trên lưng xuống mặt sau bắp chân, cẳng chân, bàn chân.
- Cơn đau lan dọc theo đường dây thần kinh tọa, thường xuống mông và dọc theo mặt sau của chân đến dưới đầu gối
- Đau dữ dội và tăng khi ho, hắt hơi hoặc cúi, đặc biệt là vào buổi tối; đau sẽ giảm khi nằm nghỉ ngơi
- Cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ thắt lưng 5), ở gót chân hoặc ngón út (rễ cùng 1)
- Một số bệnh nhân còn có triệu chứng đau ở hạ bộ vả đau khi tiểu đại tiện do tổn thương rộng xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.
Phương pháp giảm đau hiệu quả khi mắc đau thần kinh tọa
Khi mắc đau thần kinh tọa, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm đau và tăng tốc quá trình phục hồi:
- Ngủ đúng tư thế: Tư thế ngủ đúng cho người bị đau dây thần kinh tọa bao gồm: nằm ngửa đặt gối mỏng dưới lưng, hoặc nằm nghiên có gối kẹp ở giữa hai chân, hạn chế nằm đệm mềm, không nằm võng
- Chườm ấm: Chườm nóng là một phương pháp giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể chườm bằng túi chườm nóng hoặc túi sưởi lên vùng thần kinh tọa bị đau trong khoảng 20-30 phút. Chườm nóng giúp giãn mạch máu và giảm cảm giác đau nhức
- Tắm nước ấm: Tắm bằng nước ấm cũng là một phương pháp giảm đau thần kinh tọa. Hơi nóng của nước giúp lưu thông mạch máu và giảm áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh tọa. Bạn có thể tắm trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi sen với nhiệt độ nước khoảng 35-40 độ C.
- Vận động thường xuyên: Dù khi dây thần kinh tọa bị tổn thương và gây đau nhức khi vận động, nhưng người bệnh nên kiên nhẫn tập luyện thường xuyên bằng các bài tập vật lý trị liệu đơn giản hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội để duy trì sự linh hoạt của cơ xương khớp và tránh tình trạng teo cơ, mất chức năng.
- Thuốc giảm đau: Trong một số trường hợp, thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được hướng dẫn và theo dõi bởi bác sĩ
Hy vọng với những thông tin trong abif viết đã giúp cho bạn đọc có thêm thông tin về các triệu chứng khi mắc đau thần kinh tọa, đồng thời nắm được những biện pháp hữu ích để giảm đau hiệu quả. Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa, bạn cần đi khám tại các chuyên khoa Cơ Xương Khớp, đồng thời, chú ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh khiến bệnh trầm trọng hơn.