Triệu chứng và cách điều trị u nhú thanh quản

U nhú thanh quản là một thương tổn lành tính ở thanh quản và khí quản
U nhú thanh quản là một thương tổn lành tính ở thanh quản và khí quản - Ảnh: Vinmec
U nhú thanh quản là một bệnh u lành tính ở thanh quản, bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được điều trị sớm, u nhú có thể phát triển mạnh gây tắc nghẽn đường thở.

Bệnh u nhú tái phát ở đường hô hấp (thường được gọi là bệnh u nhú thanh quản) là một thương tổn lành tính ở thanh quản và khí quản. Bệnh u nhú thanh quản có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Để phát hiện bệnh sớm, người bệnh cần đi khám sức khỏe tổng quát hoặc Tai Mũi Họng định kỳ (ít nhất 1 lần/ năm). Những người thường xuyên bị bệnh Tai Mũi Họng tái đi tái lại nhiều lần, người có tiền sử gia đình mắc u thanh quản, ung thư vòm họng... cần chú ý đi khám thường xuyên. 

Nguyên nhân gây u nhú thanh quản  

Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây u nhú như: 

  • Kích thích cơ học
  • Yếu tố nội tiết: Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
  • Siêu vi: vi khuẩn, virus

Yếu tố nguy cơ: 3 yếu tố chính được đề cập nhiều nhất: con đầu lòng, mẹ trẻ, sinh theo đường tự nhiên. Ngoài ra còn có các yếu tố khác:

  • Dinh dưỡng kém
  • Suy giảm miễn dịch
  • Sử dụng thuốc lá

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết u nhú thanh quản

Triệu chứng u nhú thanh quản được chia thành nhóm triệu chứng ở trẻ em, và nhóm ở người lớn. 

1. Triệu chứng ở trẻ em

  • Thường ở trẻ em 2 – 3 tuổi
  • Trẻ bị khán tiếng kéo dài:
    • Lúc đầu khóc, nói to mới rõ
    • Sau tăng dần ngày càng rõ
    • Làm mất âm sắc, khóc không rõ tiếng
  • Kèm theo khó thở: tiến triển chậm đưa tới khó thở mãn:
    • Trẻ gầy yếu, phát triển chậm
    • Môi và ngón tay luôn tím tái nhẹ
    • Có khi một bội nhiễm ở đường thở có thể gây khó thở rõ rệt, có khi nguy kịch
  • Soi thanh quảng trực tiếp:
    • Khối u ở dây thanh mềm, mọng, hồng nhạt
    • Thành khối lùi xùi hay thành chùm gồm nhiều khối nhỏ
    • Khối u che lấp một phần hay toàn bộ thanh môn gây khó thở ít hoặc nhiều. 

2. Triệu chứng ở người lớn

  • Khối u luôn khu trú và thường ở một bên, do đó chỉ gây khàn tiếng, khó phát âm mà không hoặc ít gây khó thở
  • Soi thanh quản trực tiếp, làm sinh thiết để chẩn đoán xác định nhất là ở người lớn

U nhú thanh quản có nguy hiểm không?

U nhú thanh quản rất dễ tái phát do không lấy hết khối u. Thể lành tính có thể khỏi một cách tự nhiên hoặc sau vài lần cắt, thể này chỉ có nguy cơ để lại di chứng khàn tiếng do sẹo dính.

Quan trọng nhất là biến chứng suy hô hấp cấp, có thể gây tử vong. Ngoài ra là các biến chứng do bội nhiễm phổi gây áp xe phổi, thậm chí gây nhiễm trùng huyết.

Điều trị u nhú thanh quản

Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật và một phương pháp điều trị hỗ trợ hay cùng lúc nhiều phương pháp điều trị

  • Điều trị ngoại khoa: vi phẫu thuật cắt u nhú, mở khí quản
  • Điều trị nội khoa: dùng các thuốc tác động trên hệ thống miễn dịch của cơ thể hoặc tác động trên siêu vi HP

Điều trị u nhú dây thanh quản bằng thuốc ít kết quả. Do đó, bác sĩ sẽ điều trị phẫu thuật cắt bỏ u nhú bằng kìm, kéo vi phẫu, cắt hút dưới nội soi hoặc lấy bỏ khối u bằng laser CO­2. Tuy nhiên bệnh u nhú dây thanh quản rất dễ tái phát do không lấy hết khối u.

Tóm lại, bệnh u nhú dây thanh quản là tình trạng tổn thương dây thanh quản, do quá sản các gai nhú dẫn tới các u lành tính. Tuy nhiên, ở trẻ em bệnh ít có khả năng ác tính như u thường phát triển nhanh, gây bít tắc đường thở, tình trạng nặng có thể lan xuống nhu mô phổi và có thể dẫn tới tử vong.

Còn đối với người lớn, u nhú thanh quản có khả năng phát triển trở thành những khối u ác tính, có tính chất khu trú. Do đó, khi thấy có những dấu hiệu như khàn tiếng thì không nên chủ quan mà cần đi khám Tai Mũi Họng sớm để được điều trị kịp thời. 

Xem thêm

Khám và điều trị bệnh ở đâu tốt?

Là một khối u lành tính ở thanh quản, nhưng nếu phát hiện và chữa trị muộn bệnh sẽ để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh, nhất là với trẻ nhỏ.

Trong trường hợp mắc các bệnh liên quan tới Tai Mũi Họng trong đó có u nhú thanh quản, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ chữa bệnh hiệu quả nhất.

Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, người bệnh có thể đến khám và điều trị bệnh tại: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa An Việt... 

Tại TP.HCM, người bệnh có thể đi khám tại: Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1...

Để phòng tránh bệnh cách tốt nhất là mỗi người nên có lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe cá nhân tốt cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm ngay ở giai đoạn khởi phát.