U não: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
U não: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
U não
U não có thể xuất hiện ở cả ngưới lớn và trẻ nhỏ - Ảnh: Pixabay

U não: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 22/09/2023 | Cập nhật lần cuối: 18/12/2023
U não có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính và cần điều trị ngay. U não có dạng lành tính và ác tính (ung thư não) nên bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan vì bệnh có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

U não có nhiều dạng khác nhau. Để xác định là u lành tính hay u ác tính, bệnh nhân cần đi khám với các Bác sĩ Thần kinh tại những cơ sở uy tín.

U não là gì?

U não là một khối u nằm trong não. Có nhiều loại khối u não khác nhau. Một số khối u não là lành tính và một số khối khác là ung thư. Các khối u não có thể bắt đầu trong não, hoặc ung thư có thể bắt đầu ở các bộ phận khác của cơ thể và lan tới não (còn gọi là di căn) .

Lựa chọn điều trị khối u não phụ thuộc vào loại u não có, cũng như kích thước và vị trí của nó.

Triệu chứng u não

Dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi khối u não có thể bao gồm:

  • Đau đầu trầm trọng, dai dẳng. Đau đầu nhiều vào buổi sáng, khi ho, khi vận động. Thuốc giảm đau không có hiệu quả.
  • Buồn nôn, nôn và các triệu chứng thần kinh khu trú khác
  • Mờ mắt, mù mắt
  • Rối loạn nội tiết
  • Yếu liệt
  • Triệu chứng động kinh
  • Rối loạn nhận thức
  • Vận động khó khăn
  • Nói khó khăn
  • Lẫn lộn trong các vấn đề hàng ngày, trí nhớ kém
  • Nhân cách hoặc hành vi thay đổi
  • Mệt mỏi, trầm cảm

U não có nhiều triệu chứng tiềm tàng, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có đầy đủ tất cả các triệu chứng đó.

Triệu chứng u não thường biểu hiện khác nhau đối với mỗi người bệnh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, loại u, kích thước và tốc độ phát triển của khối u.

Nguyên nhân u não

Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra u não. Những hội chứng liên quan đến bệnh ung thư não bao gồm:

  • Các khối u não trong não
  • U não bắt nguồn từ chính bản thân não hoặc trong các mô gần nó
  • U não sơ cấp bắt đầu khi các tế bào bình thường có các đột biến gen
  • U não sơ cấp ít phổ biến hơn là u não thứ cấp, trong đó ung thư bắt đầu ở nơi khác và lan truyền đến não.

Những người có nguy cơ mắc bệnh u não cao thường là:

  • Trẻ em từ 3 - 12 tuổi và người lớn 40 - 70 tuổi
  • Người tiếp xúc nhiều với chất phóng xạ
  • Bệnh nhân mắc ung thư phổi, ung thư vú hoặc các vị trí khác có nguy cơ di căn lên não

Xét nghiệm chẩn đoán

  • Khám lâm sàng với bác sĩ Thần kinh
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) nhằm đánh giá khu vực cùng sự tương quan giữa khối u và các tổ chức xung quanh
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) kiểm tra khu vực, kích thước cùng mức độ xâm lấn sang khu vực xung quanh, tình trạng phù não và tăng áp lực nội sọ
  • Điện não đồ ghi chép lại các sóng bất thường
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
  • Các xét nghiệm để tìm ung thư
  • Sinh thiết tế bào

Điều trị u não

U não được theo dõi và đánh giá theo các mức độ từ I - IV:

  • Mức độ I: Khối u phát triển chậm, không ảnh hưởng xung quanh. Áp dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị
  • Mức độ II: Khối u phát triển rất ít nhưng lan rộng và có khả năng tái phát sau điều trị
  • Mức độ III: Tốc độ phát triển của khối u tăng nhanh, tế bào ung thư phân chia nhanh mà không có tế bào nào chết đi
  • Mức độ IV: Khối u phát triển nhanh và rộng, phân chia rất nhanh, xâm nhập vào mạch máu, vào các mô chết quanh não.

Điều trị u não phụ thuộc vào loại, kích thước và vị trí của khối u, cũng như sức khỏe tổng thể và sở thích.

Có 3 phương pháp chính được áp dụng cho việc điều trị u não: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u đồng thời không làm tổn thương các bộ phận lành xung quanh. Tuy nhiên không phải khối u nào cũng có thể loại bỏ bằng phẫu thuật
  • Xạ trị giúp diệt trừ tế bào ung thư còn sót sau khi phẫu thuật diệt trừ các khối u ác tính nằm sâu mà không thể điều trị bằng phẫu thuật
  • Hóa trị sử dụng hỗ trợ sau khi phẫu thuật và xạ trị. Hóa chất có tác dụng đối với các khối u phát triển nhanh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng thêm các phương pháp khác để có hiệu quả cao hơn

  • Thuốc làm tăng sinh mạch, tác động lên gen và protein
  • Ngoại khoa radio
  • Châm cứu
  • Thiền
  • Âm nhạc trị liệu
  • Bài tập thư giãn

Lưu ý chăm sóc cho người bệnh sau phẫu thuật u não

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật u não cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, cơ thể mau lành:

  • Omega 3: Cá, dầu cá, đậu phụ, súp lơ, trứng
  • Protein: Thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá
  • Các món ăn mềm, nhỏ, dễ nhai và dễ nuốt
  • Bổ sung thêm vitamin, chất dinh dưỡng có trong sữa, táo, nước cam, cà chua, rau xanh
  • Không sử dụng các thực phẩm có chứa chất kích thích như thuốc lá, thức uống có ga, có cồn như rượu, bia,... hoặc để bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bệnh nhân nên rời khỏi giường bệnh và ngồi lên ghế ngay sau khi bác sĩ cho phép để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Vận động giúp giảm bớt nguy cơ đông máu ở chân và khiến cơ thể bệnh nhân thích nghi nhanh hơn.

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, không hoạt động quá sức, sử dụng đồ điện tử nhiều. Để thư giãn, bệnh nhân nên tập thể dục hoặc nghe nhạc.

Bệnh nhân cần có người nhà bên cạnh để chăm sóc, hỗ trợ việc sinh hoạt hàng ngày, đồng thời theo dõi các bất thường xảy ra sau quá trình phẫu thuật.

Biến chứng sau khi mổ u não

U não là bệnh lý nguy hiểm nếu như không được khám chữa kịp thời. U não có thế để lại các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Tụ dịch máu não
  • Chức năng hệ thần kinh suy giảm
  • Trở ngại về ngôn ngữ, giao tiếp
  • Rối loạn cảm giác
  • Rối loạn

Bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan khi có những dấu hiệu về u não, nên khi có dấu hiệu bệnh u não, bệnh nhân nên đi khám tại các địa chỉ uy tín, có thế mạnh về bệnh Thần kinh sớm nhất có thể.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết