Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm thể tạng (eczema), là một bệnh viêm da tái phát, mãn tính, thường gặp ở trẻ em, 95% ổn định sau 2 tuổi và 5% chuyển thành viêm da cơ địa ở người lớn.
Bình thường da có một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, ở người viêm da cơ địa, lớp màng bảo vệ bị tổn thương, da bị khô, mất nước, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy trên da.
Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh sau 5 tuổi.
Về triệu chứng, trẻ bị viêm da cơ địa có biểu hiện khác nhau tùy theo từng giai đoạn bệnh. Cụ thể:
Khi mắc viêm da cơ địa, trẻ có thể có các bệnh khác kết hợp như hen, viêm mũi dị ứng hoặc có các triệu chứng khác như viêm kết mạc mắt, chứng vẽ nổi (dermographism), bệnh vẩy cá thông thường, dày sừng nang lông…
Nhiều trẻ em bị viêm da cơ địa có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này hoặc mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, mày đay, hay dị ứng theo mùa. Dù hiếm gặp, cũng có trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh liên quan đến dị ứng thực phẩm, ví dụ như dị ứng sữa bò hay trứng và cần các chuyên khoa sâu để chẩn đoán.
Có rất nhiều yếu tố có thể khởi phát đợt bệnh và làm trầm trọng bệnh, tiêu biểu như:
Tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm da cơ địa ở trẻ là những triệu chứng lâm sàng đa dạng nhưng khá đặc trưng như đỏ da, mụn nước, khô da và ngứa tái đi tái lại. tại những vị trí điển hình.
Bên cạnh triệu chứng lâm sàng, các triệu chứng cận lâm sàng như tăng bạch cầu ái toan máu, tăng nồng độ kháng thể Immunoglobulin E (IgE) cũng góp phần chẩn đoán cũng như tiên lượng mức độ nặng của viêm da cơ địa.
95% trẻ viêm da cơ địa sẽ khỏi sau 2 tuổi. Số còn lại không điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, duy trì tình trạng ổn định mà không gây biến chứng.
Nguyên tắc điều trị chính là phục hồi hàng rào da, kiểm soát nhanh đợt cấp bằng thuốc chống viêm, duy trì tình trạng ổn định của bệnh bằng dưỡng ẩm.
Thuốc chống viêm corticosteroid dạng bôi rất hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa, tuy nhiên nếu dùng lâu dài không đúng liều lượng, nồng độ và độ mạnh của thuốc thì sẽ xảy ra 1 số tác dụng phụ không mong muốn như teo da, giãn mạch… Do vậy, khi dùng thuốc nhóm này cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng bội nhiễm hay mức độ ngứa mà bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phối hợp kèm theo như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống nấm, thuốc chống ngứa…
Trong đợt bệnh ổn định, bố mẹ nên duy trì các sản phẩm dưỡng ẩm, tránh các yếu tố khởi phát cho trẻ để kéo dài thời gian không bệnh.
Viêm da cơ địa là bệnh hiếm khi gây các biến chứng nặng nhưng thường dai dẳng. Bệnh làm trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, chậm lớn…và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có biểu hiện mẩn đỏ, khô da nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám xác định căn nguyên, điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.