Viêm gan tự miễn là một bệnh lý gan mạn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm gan tiến triển. Trong viêm gan tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan, gây viêm gan, tổn thương gan mạn tính, thay vì chống lại các tác nhân ngoại lai như virus và vi khuẩn. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, viêm gan tự miễn dịch có thể gây ra các sẹo trong gan (xơ gan) và cuối cùng dẫn đến suy gan.
Đây là một bệnh lý mạn tính, cần theo dõi và điều trị lâu dài. Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có nhiều phương pháp giúp người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển của tổn thương gan. Khi mắc viêm gan tự miễn, người bệnh cũng có nguy cơ mắc kèm các bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, viêm giáp, viêm loét đại tràng…
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan tự miễn chưa được xác định rõ ràng. Chưa có câu trả lời cho câu hỏi tại sao hệ miễn dịch lại nhầm lẫn các tế bào gan là một mối đe doạ, từ đó sản sinh ra các kháng thể tấn công và gây tổn thương gan. Các chuyên gia tin rằng viêm gan tự miễn là kết quả của một phức bộ bao gồm các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tác động qua lại với nhau.
Viêm gan tự miễn có thể biểu hiện khác nhau từ nhẹ đến nặng. Hầu hết ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn tổn thương gan tiến triển, một số triệu chứng thường xuất hiện là:
Viêm gan tự miễn không được điều trị có thể gây ra các xơ, sẹo vĩnh viễn trong nhu mô gan, dẫn đến xơ gan. Các biến chứng bao gồm:
Viêm gan tự miễn thường không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Đa số các triệu chứng xuất hiện khi bệnh đã tiến triển được một thời gian dài. Việc chẩn đoán đòi hỏi phải đánh giá nhiều yếu tố từ tiền sử cá nhân, tiền sử gia đình, các triệu chứng hiện có và thực hiện các xét nghiệm sinh hoá máu hoặc sinh thiết gan. Do đó, thăm khám định kỳ là cách sớm nhất giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát.
Các xét nghiệm trong chẩn đoán viêm gan tự miễn là:
Tùy từng trường hợp bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm nào.
Hiện tại chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu giúp chữa khỏi hoàn toàn viêm gan tự miễn. Do đó, mục tiêu trong điều trị viêm gan tự miễn là làm chậm hoặc ngăn ngừa hệ thống miễn dịch của cơ thể tiếp tục tấn công gan. Điều này có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh.
Các thuốc ức chế miễn dịch là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm gan tự miễn, có thể giúp cải thiện triệu chứng, làm chậm tình trạng viêm gan, tuy nhiên các thuốc này rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng kéo dài. Điều trị với thuốc ức chế miễn dịch có thể giúp tình trạng bệnh thuyên giảm dần, có khoảng 80% bệnh nhân có thể kiểm soát triệu chứng tốt sau 3 năm. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nếu ngưng thuốc.
Khi bệnh nhân tiến triển đến xơ gan, suy gan, phương pháp điều trị tốt nhất là ghép gan. Việc ghép gan được thực hiện nhờ vào một phần gan khoẻ mạnh từ người hiến tặng, tuy nhiên, vẫn có nguy cơ viêm gan tự miễn xảy ra ở trên gan được ghép.
Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có cách phòng ngừa viêm gan tự miễn. Tuy nhiên, để tăng cường sức khỏe, chúng ta có thể tập trung vào sinh hoạt, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngoài ra, hãy thường xuyên khám sức khỏe và không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn về bệnh viêm gan tự miễn. Chúc bạn luôn vui khỏe!