Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Thời tiết thay đổi khiến cơ thể trẻ dễ mắc viêm mũi dị ứng
Thời tiết thay đổi khiến cơ thể trẻ dễ mắc viêm mũi dị ứng - Ảnh: Pixabay

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Sản phẩm của: BookingCare
Xuất bản: 27/11/2023 | Cập nhật lần cuối: 13/01/2024
Viêm mũi dị ứng ở trẻ là bệnh lý làm cho mũi chảy nhiều dịch trong, nhày mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi. Trẻ mắc viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng nhẹ và có thể được kiểm soát sau vài ngày, đối với trẻ có sức để kháng yếu nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm ở niêm mạc mũi, khi cơ thể phản ứng với các chất dị ứng, có thể là phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông động vật. Đa số trẻ có triệu chứng nhẹ, nhưng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, vui chơi và học tập của các em.

Viêm mũi dị ứng làm cho mũi chảy nhiều dịch trong, ngứa mũi, nhảy mũi, nghẹt mũi. Khi trẻ nằm xuống nước mũi chảy xuống họng khiến trẻ ho. Ở nhiều trẻ biểu hiện của bệnh không rõ hay biểu hiện khiến ba mẹ hiểu nhầm là tình trạng viêm mũi thông thường.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ, trong đó chủ yếu là do:

  • Bụi bẩn: nhà cửa bụi bẩn khi quét các hạt bụi bay làm trẻ hít phải hay trẻ chơi thú nhồi bông có nhiều bụi gây dị ứng mũi.
  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, từ mưa sang nắng hoặc ngược lại, khiến cơ thể trẻ không thể thích nghi ngay được, chính điều này khiến tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ xuất hiện.
  • Dị nguyên: phấn hoa, nước hoa, khói thuốc lá, lông động vật… với trẻ có cơ địa mẫn cảm các bậc phụ huynh nên chú ý tới.
  • Di truyền: trong gia đình bố hoặc mẹ có tiền sử mắc viêm mũi dị ứng, hen suyễn… nguy cơ trẻ mắc viêm mũi dị ứng cao.
  • Môi trường ô nhiễm: khói bụi, ô nhiễm không khí,… cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ

Một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của viêm mũi dị ứng ở trẻ là chảy nước mũi trong, nhảy mũi, ngứa mũi. Trẻ có thể thường xuyên đưa tay lau mũi hoặc dùng khăn giấy để làm sạch vùng mũi do cảm giác khó chịu khi bị chảy nước mũi. Sự ngứa ngáy trong mũi và họng cũng là dấu hiệu phổ biến khác, khiến trẻ có thể kích động và không thoải mái.

Vì chảy nước mũi nên khi ngủ, trẻ có thể bị chảy nước mũi sau (chảy nước mũi xuống họng) khiến trẻ bị ho, đặc biệt về đêm.

Hắt hơi liên tục cũng có thể là một biểu hiện của viêm mũi dị ứng. Trẻ có thể hắt hơi nhiều hơn bình thường và cảm thấy khó chịu do cảm giác này không ngừng tái diễn.

Ngoài ra, các biểu hiện ở mắt cũng có thể đi kèm với triệu chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ. Có thể là viêm mắt đỏ, sưng, ngứa hoặc chảy nước mắt. Điều này làm cho tầm nhìn trở nên hạn chế và gây khó chịu cho trẻ. Bên cạnh đó còn có thể gặp những triệu chứng khác như: nôn, trớ, quấy khóc, thở khò khè.

Biến chứng của viêm mũi dị ứng ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, cơ thể còn yếu, sức để kháng chưa cao nên chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết, môi trường cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Thông thường trẻ mắc viêm mũi dị ứng có triệu chứng nhẹ và có thể được kiểm soát sau vài ngày, nhưng với trẻ có sức để kháng yếu nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản. 

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Tuy nhiên, ba mẹ có thể điều trị tại nhà và phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ bằng cách:

  • Rửa mũi hàng ngày: Với trẻ hay bị viêm mũi hàng ngày bố mẹ nên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý 0,9%. Thông qua việc rửa mũi này sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng bên trong mũi.
  • Hút mũi: Đây cũng là một cách điều trị để làm giảm tình trạng chảy dịch ở mũi. Tuy nhiên, các bố mẹ cần chú ý khi hút mũi bằng ống hút cần được vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào trong cơ thể trẻ.
  • Loại trừ những dị nguyên gây dị ứng: Trẻ dị ứng với lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa, khối thuốc lá,... phải để trẻ tránh tiếp xúc với chúng. Để biết trẻ có dị ứng với tác nhân nào đòi hỏi bố mẹ phải quan sát và để ý tới những thay đổi của cơ thể bé, nhất là khi có tiếp xúc với vật thể lạ.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Cho trẻ ăn đủ chất, bổ sung trái cây, tăng cường vitamin,… giúp trẻ nâng cao sức đề kháng từ đó có thể tự phòng tránh bệnh.
  • Dùng thuốc kháng dị ứng: Trong trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng của trẻ kéo dài lúc này bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nhiều bố mẹ tự ra ngoài mua thuốc về cho trẻ uống, điều này rất nguy hiểm bởi với những trẻ quá nhỏ dưới 2 tuổi việc dùng thuốc không có chỉ dẫn có thể khiến bệnh chuyển nặng hơn.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ

Viêm mũi dị ứng gây ra bởi các tác nhân dị ứng. Vì vậy ngoài điều trị bằng thuốc, quan trọng là cần giúp trẻ tránh xa các yếu tố gây ra bệnh. Một số các phụ huynh có thể tham khảo dưới đây: 

  • Vệ sinh chăn, ga, vỏ gối thường xuyên để tránh mạt bụi.
  • Hạn chế cho con ôm ấp thú nhồi bông, đặc biệt là khi đi ngủ. 
  • Vệ sinh phòng ngủ, sắp xếp gọn gàng
  • Không nên dùng thảm phòng quá dày, dùng loại mỏng để dễ dàng vệ sinh thường xuyên hoặc nếu được thì không dùng thảm.
  • Sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA giúp loại bỏ các chất gây dị ứng. 
  • Hút bụi, lau nhà thường xuyên thay vì quét hoặc phủi bụi. 
  • Làm sạch hoặc thay bộ lọc của máy lọc không khí và điều hoà thường xuyên. 
  • Hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa hoá học. 
  • Không hút thuốc lá trong nhà. 

Tóm lại, viêm mũi dị ứng không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng cần được chăm sóc và quản lý một cách thích hợp để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái cho trẻ em. Phụ huynh cũng cần loại bỏ những thứ có thể gây kích ứng cho mũi của trẻ, tránh bệnh tái diễn nhiều sẽ gây ra những biến chứng khác.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết
Trợ lý AI BookingCare
ĐẶT KHÁM