Viêm tai giữa có lây không? Làm sao để phòng tránh bệnh

Tác giả: - Xuất bản: 09/01/2024 - Cập nhật lần cuối: 27/02/2024
Viêm tai giữa có lây không? Làm sao để phòng tránh bệnh
Viêm tai giữa có lây không? Làm sao để phòng tránh bệnh. Ảnh - BookingCare
Nếu viêm tai giữa do virus cảm cúm gây ra có thể lây từ người bệnh sang người lành, còn nguyên nhân do vi khuẩn thì không lây nhiễm chéo.

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể điều trị hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Vậy viêm tai giữa có lây không và làm sao để phòng tránh được bệnh, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa có lây không? 

Tình trạng viêm tai giữa do vi khuẩn sẽ không lây truyền từ người này sang người khác. Còn viêm do virus cúm thì có thể lây lan do nhiễm qua giọt bắn trực tiếp hoặc chạm vào đồ vật có chứa giọt bắn. Thông thường, nếu viêm tai giữa xuất hiện 1 tuần sau khi bị cảm cúm thì không còn là nguồn lây nhiễm nữa.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa 

Viêm tai giữa hoàn toàn có thể được phòng tránh bằng cách tuân thủ một số biện pháp vệ sinh và hạn chế các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Dưới đây là một số cách để phòng tránh viêm tai giữa mà bạn đọc có thể tham khảo: 

  • Hạn chế tiếp xúc gần với người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là khi họ có triệu chứng cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp như: ho, hắt hơi, sổ mũi,...
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn việc lây truyền vi khuẩn và virus từ tay vào tai và lây sang người khác. Đặc biệt, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Súc miệng nước muối cũng là một cách vệ sinh giảm sự phát triển của vi khuẩn.
  • Hạn chế làm việc trong môi trường có chất kích ứng như khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, chứa chất độc hại, tia phóng xạ, bức xạ nguy hiểm,… Điều này không chỉ là nguy cơ gây nhiễm trùng tai mà còn khiến bệnh viêm đường hô hấp lâu khỏi hơn.
  • Bảo vệ tai tránh những ô nhiễm tiếng ồn từ bên ngoài như hạn chế đến những nơi có âm thanh lớn, khi đi máy bay,... Cần giữ ấm tai, cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Nếu cơ thể mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi,… thì cần tập trung điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng có thể xảy ra như viêm tai giữa. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, hoạt động thể lực một cách khoa học và bổ sung đủ nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể sức đề kháng tốt trước các tác nhân gây bệnh. 
  • Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể có những biểu hiện bất thường. 

Với những chia sẻ về vấn đề viêm tai giữa có lây không hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích. Tuy vậy, khi cảm thấy cơ thể có xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ viêm tai giữa thì tốt hơn hết bạn nên đến cơ sở y tế. Việc phát hiện kịp thời và biết cách điều trị chính xác thì bệnh sẽ nhanh chóng được chữa dứt điểm, hạn chế nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

 

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Góp ý về bài viết