Viêm tai giữa trẻ em khám ở đâu tốt?
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Có những trẻ chỉ đi khám và điều trị một lần là khỏi, nhưng có trẻ lại khám đi khám lại không khỏi hẳn. Khuyến cáo với phụ huynh rằng, đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa, hãy đưa trẻ đi khám Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt.
Nội dung chia sẻ dưới đây đề cập về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em và đi khám chữa thế nào cho tốt.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ em vì cấu tạo các bộ phận của trẻ đều nhỏ hơn so với người lớn nên nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra, lỗ nhỏ nối khoang mũi và tai giữa sẽ dễ bị nghẽn hơn. Tai giữa của chúng ta không phải là một không gian vô trùng do vậy nó dễ dàng bị lây viêm nhiễm từ các hốc mũi và miệng, dẫn đến cảm giác đau, có áp lực và khó chịu ở tai.
Viêm tai giữa có nguyên nhân do virus, phổ biến ở bé trai hơn bé gái, đặc biệt là những em có tiền sử bệnh trong gia đình. Bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông - mùa của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm lạnh.
- Khi viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao.
- Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém.
- Dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng...
Thường viêm tai giữa xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng kháng sinh để điều trị ngay.
Viêm tai giữa trẻ em khám ở đâu tốt?
Khi nghi ngờ hoặc thấy trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm tại các Bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Thường là thăm khám đơn giản, bác sĩ khám lâm sàng và soi tai. Khi cần chẩn đoán rõ hơn, bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm.
Phụ huynh có thể đưa trẻ đến Bệnh viện Tai Mũi Họng, hoặc Khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Nhi, hoặc đến phòng khám của bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng trẻ em uy tín… để thăm khám. Tại Hà Nội, phụ huynh có thể tham khảo một số địa chỉ sau:
1. Khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
Là bệnh viện đầu ngành về Tai Mũi họng. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa từ khám bệnh, cấp cứu, bệnh tai mũi họng người lớn và trẻ em... Đây cũng là nơi thăm khám và điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân nhi bị viêm tai giữa.
Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cũng là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn và có uy tín hàng đầu cả nước. Nói chung, phụ huynh muốn thăm khám, điều trị bệnh về viêm tai giữa cho trẻ thì đây là địa chỉ đáng tin cậy và phù hợp.
Một số bác sĩ giỏi có kinh nghiệm trong khám chữa viêm tai giữa cho trẻ, đã hoặc đang công tác tại bệnh viện như:
- Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Thành - Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hương - Phó Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em.
Phụ huynh có thể chọn cách khám theo yêu cầu hoặc khám thông thường tùy theo nhu cầu của mình. Khoa khám thông thường sẽ đông hơn, mất thời gian chờ đợi hơn là khám theo yêu cầu.
Xem thêm: Kinh nghiệm đi khám theo yêu cầu - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
2. Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi Trung ương
- Địa chỉ: Số 18/879 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện đầu ngành về khám chữa bệnh cho trẻ em. Bệnh viện nhận khám và điều trị nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó có Tai Mũi Họng. Phụ huynh có thể cho con đến khám các Khu khám tự nguyện A, B, C của Bệnh viện Nhi Trung ương để giảm thời gian chờ đợi.
Về khám chữa bệnh Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Nhi Trung ương có một số bác sĩ giỏi có thể kể đến như:
- Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương
- Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Khoa - Bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương
Xem thêm: Kinh nghiệm khám theo yêu cầu - Bệnh viện Nhi Trung ương
3. Bệnh viện Đa khoa An Việt
- Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Là bệnh viện đa khoa tư nhân với nhiều chuyên khoa khác nhau. Trong đó, Tai - Mũi - Họng ngày càng được bệnh viện chú trọng và đầu tư phát triển. Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng có các bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành như: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (2011)
Chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện An Việt được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhằm hỗ trợ cho các bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng.
Đặc biệt, khoa có thể mạnh về nội soi giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh lý liên quan đến tai, họng - thanh quản. Đây là một trong những cơ sở tin cậy trong khám và điều trị viêm tai giữa trẻ em.
Nói về bệnh viện tư nhân chuyên về Tai Mũi Họng, nhiều giới chuyên môn đều nhắc đến Bệnh viện An Việt, nhiều bác sĩ còn gửi bệnh nhân về đây để làm thủ thuật, phẫu thuật Tai Mũi Họng.
Xem thêm: Đặt lịch khám Tai Mũi Họng với PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An
Điều trị viêm tai giữa trẻ em như thế nào?
Có nhiều cách điều trị bệnh viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa.
Viêm tai giữa là một bệnh phổ biến nhất được kê kháng sinh và các thuốc khác điều trị triệu chứng. Điều trị viêm tai giữa cấp thường phức tạp và dễ tái phát nếu không được sử dụng đúng thuốc và điều trị đúng phác đồ. Khi được kê đơn thuốc điều trị, người bệnh cần tuân thủ liệu pháp điều trị cũng như liệu pháp theo dõi chặt chẽ mà bác sĩ đề ra.
Trong quá trình dùng thuốc, cần theo dõi những bất thường có thể xảy ra, ví dụ như ban đỏ, nổi mẩn, buồn nôn, nôn... (vì đây có thể là những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc) và thông báo cho bác sĩ biết.
Một số trường hợp viêm tai nhưng điều trị kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ - đặt ống thông nhĩ hay nạo VA (viêm amidan) được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.
Xem thêm: